Cách đây hơn chục năm, thôn Trần Bãi, xã Đinh Xá đã được biết tới là một điểm sáng trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa của thành phố Phủ Lý. Bởi ngay từ những ngày đầu khi phong trào được phát động, triển khai, cán bộ, nhân dân thôn Trần Bãi đã vào cuộc rất tích cực. Đây cũng là một trong những mục tiêu lớn của địa phương, vừa tập trung phát triển kinh tế, cải thiện mạnh mẽ chất lượng cuộc sống của nhân dân, vừa làm tốt việc vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa. Năm 2009, thôn Trần Bãi đã được công nhận là Làng văn hóa.
Trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa, cấp ủy chi bộ và lãnh đạo thôn Trần Bãi luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, lấy việc xây dựng làng văn hóa và gia đình văn hóa làm tiền đề cho các phong trào chung và thực hiện có hiệu quả việc xây dựng đời sống văn hóa gắn với văn minh đô thị. Sau hơn 20 năm triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, thôn có sự thay đổi nhanh chóng về cả diện mạo cũng như chất lượng đời sống văn hóa thực chất của nhân dân. Quá trình vận động thực hiện phong trào, thôn Trần Bãi có nhiều thuận lợi vì hầu hết người dân nơi đây đều nhận thức rõ được tầm quan trọng của phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư nên tự giác tích cực tham gia.
Được biết, hằng năm, việc đăng ký các nội dung, tiêu chí xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa đều nhận được sự hưởng ứng của đại đa số người dân. Khi đã đăng ký, gia đình nào cũng cố gắng phấn đấu, tạo thành một cuộc thi đua lành mạnh trong đời sống dân cư. Việc bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” được tổ chức vào ngày hội đại đoàn kết toàn dân hằng năm luôn thu hút sự quan tâm của nhân dân. Ở đó, kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa của các hộ dân đăng ký sẽ được toàn thể nhân dân nhận xét, đánh giá một cách khách quan, dân chủ, chọn ra được những gia đình xứng đáng với danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
Hằng năm, 100% thôn, xóm ở các xã của thành phố đăng ký danh hiệu văn hóa; số thôn, xóm được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” đạt trên 90%. Ở các thôn, xóm, việc duy trì, thành lập thêm một số câu lạc bộ văn hóa - thể thao, triển khai trồng và chăm sóc hoa ở tất cả các đường chính của thôn, ngõ xóm, xây dựng nhà văn hóa, thực hiện mô hình vệ sinh môi trường sáng – xanh - sạch - đẹp… được chính quyền và nhân dân các địa phương quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện xây dựng Khu dân cư văn hóa, giữ vững danh hiệu Khu dân cư văn hóa ở các thôn, xóm còn nhận được sự ủng hộ tích cực về vật chất của nhiều người dân để tu bổ, tôn tạo di tích văn hóa, xây dựng nhà văn hóa thôn, xóm. Vì vậy hiện 100% thôn, xóm ở các xã đã có nhà văn hóa và nơi sinh hoạt cộng đồng; 100% thôn, xóm đều có hương ước, quy ước được xây dựng, bổ sung, sửa đổi có nội dung phù hợp với các văn bản hiện hành và tình hình thực tế của địa phương.
Quá trình thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị” ở thành phố Phủ Lý đã được triển khai dựa trên nền tảng nhận thức: Muốn xây dựng được Khu dân cư văn hóa, trước hết phải giữ gìn được những nét đẹp trong văn hóa làng của mỗi địa phương. Từ đó, người dân các thôn, làng đều có sự ủng hộ, đồng thuận cao, sẵn sàng tham gia ủng hộ, đóng góp tâm lực, trí lực, vật lực cho xây dựng Khu dân cư văn hóa. Thông qua phong trào xây dựng Khu dân cư văn hóa, nét đẹp văn hóa và các yếu tố tích cực của hương ước làng cơ bản được giữ gìn và phát huy tốt, giúp gắn kết tình làng, nghĩa xóm, người dân có ý thức thực hiện tốt các phong trào cũng như các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hơn thế, cùng với việc xây dựng Khu dân cư văn hóa, ở hầu khắp các địa phương, cấp ủy, chính quyền và nhân dân đã có được tiếng nói chung trong việc xây dựng các thiết chế văn hóa, tôn tạo và tu bổ hàng trăm di tích, phục dựng nhiều lễ hội văn hóa…
Có thể nói, việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống đã là một trong những yếu tố tích cực nhất giúp các thôn, xóm không chỉ lưu giữ được nét đẹp văn hóa, mà còn giữ vững danh hiệu Khu dân cư văn hóa, Khu dân cư văn hóa tiêu biểu… Hòa trong phong trào xây dựng nông thôn mới của nhân dân, các xã trên địa bàn thành phố cũng xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa mới và đoàn kết, chung tay bảo tồn giá trị di tích lịch sử văn hóa địa phương. Mọi nét đẹp văn hóa và các giá trị lịch sử văn hóa có được ở các di tích vốn đã là vô giá, nhưng nó càng được nhân lên gấp bội khi có được sự quan tâm cùng nhau gìn giữ, bảo vệ của nhân dân, trở thành điểm hẹn sinh hoạt văn hóa tâm linh đặc sắc, là niềm tự hào của các thôn, xóm và người dân.
Một điều đáng ghi nhận nữa trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở các thôn, xóm trên địa bàn thành phố chính là tinh thần đoàn kết được thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động, phong trào chung, như: tương thân tương ái, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình, chia sẻ cách xây dựng gia đình hạnh phúc, cùng nhau tích cực tham gia các phong trào bảo vệ an ninh và xây dựng Đảng, chính quyền, các hội, đoàn thể vững mạnh. Có không ít người dân vừa tích cực phát triển kinh tế gia đình, mạnh dạn đầu tư mở rộng mô hình kinh tế hộ, vừa là nòng cốt tham gia các hoạt động xã hội. Họ luôn tiên phong, đi đầu trong tham gia và ủng hộ các phong trào của địa phương, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư. Đây là những “hạt nhân” của các phong trào, trong đó có phong trào xây dựng Khu dân cư văn hóa. Bắt nguồn từ tinh thần đoàn kết, lại có sự ủng hộ từ phía những “hạt nhân” này, hàng loạt các vấn đề tưởng như rất khó giải quyết, như: đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, bảo vệ môi trường sống khu vực nông thôn… đều trở nên đơn giản hơn ở nhiều nơi.
Đơn cử như ở thôn Trần Bãi (xã Đinh Xá) với sự tài trợ kinh phí của người con xa quê, thôn đã sớm xây dựng được một công trình nhà văn hóa khang trang, đẹp đẽ, tạo điều kiện cho việc tổ chức các sự kiện của thôn. Hay với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, 100% đường thôn, xóm được bê tông hóa, hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi được hoàn thiện, không chỉ giúp cho môi trường sống của người dân được trong lành, mà còn góp phần thực hiện tốt tiêu chí xây dựng Khu dân cư văn hóa gắn với văn minh đô thị. Diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương đã và đang khởi sắc mọi mặt...
Sáng nay, 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 24/11, tại Bộ CHQS tỉnh, Ban liên lạc tướng lĩnh quê hương Hà Nam tổ chức gặp mặt các tướng lĩnh Quân đội nhân dân, Công an nhân dân quê hương Hà Nam lần thứ 6.
Lần này, khi đã hiểu rõ về cách thức hoạt động của Tổng thống đắc cử Mỹ, giới lãnh đạo Trung Quốc được trang bị tốt hơn để đối phó với khả năng ông Trump sẽ áp thuế lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.