Năm 2022, 21/21 phường, xã trên địa bàn thành phố Phủ Lý đều đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Cụ thể, 100% đơn vị xã, phường đều có tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80 điểm trở lên (cao nhất là xã Đinh Xá với 99 điểm; thấp nhất Phường Minh Khai với 89 điểm). Trong năm, các phường, xã trên địa bàn thành phố Phủ Lý không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật khi thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm, UBND thành phố Phủ Lý đã ban hành các văn bản để triển khai thực hiện, thành lập Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật; triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022. Ngoài ra, UBND thành phố Phủ Lý đã phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tập huấn đánh giá xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho công chức tư pháp, tuyên truyền viên pháp luật, tổ trưởng tổ hòa giải... của 21 đơn vị.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Trưởng phòng Tư pháp thành phố Phủ Lý cho biết: Ngay từ đầu năm, UBND thành phố Phủ Lý đã phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cho thành viên Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật thành phố, lãnh đạo UBND các phường, xã; công chức tư pháp - hộ tịch, thống kê, văn phòng. Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng tăng cường công tác kiểm tra tại cơ sở, lồng ghép kiểm tra với hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của cơ sở trong quá trình thực hiện. UBND thành phố Phủ Lý chỉ đạo Phòng Tư pháp cử công chức về trực tiếp các phường, xã, chú trọng các đơn vị đăng ký NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu (xã Đinh Xá và xã Tiên Hải) hướng dẫn tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025.
Xác định việc triển khai thực hiện các quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thời gian qua, Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến, truyền thông về các quy định cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Chủ động đăng tải tin, bài về thực hiện các quy định cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương. Sở Tư pháp phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức tham gia đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến tại cơ sở.
Đồng thời, UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng chủ động tổ chức kiểm tra việc đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại các xã, phường, thị trấn. Sở Tư pháp thường xuyên thực hiện việc kiểm tra thông qua báo cáo, khảo sát kết quả thực hiện các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật tại các địa phương; thẩm định việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật đối với các xã xây dựng NTM nâng cao; thường xuyên nắm bắt, phối hợp với các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật. Trong năm 2022, Sở Tư pháp đã phối hợp với các địa phương thực hiện được 74 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý tại cấp xã.
Với việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện tốt các tiêu chí, chỉ tiêu chuẩn tiếp cận pháp luật, trong năm 2022, toàn tỉnh đã có 108/109 xã, phường, thị trấn được đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, 1 địa phương chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng).
Có thể thấy, việc triển khai các quy định cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được chính quyền các cấp quan tâm, triển khai nghiêm túc, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả. Tuy nhiên, để giữ vững tiêu chí này cần tiếp tục thực hiện tốt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, chú trọng việc nhân rộng các cách làm hay, mô hình hiệu quả trong thực hiện các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã, phường, thị trấn. Tăng cường các giải pháp để hỗ trợ địa phương chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Thường xuyên hướng dẫn, tập huấn và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện. Hỗ trợ nguồn lực để các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở tại các địa phương được triển khai hiệu quả, thường xuyên, nhất là tại các xã đăng ký xây dựng NTM nâng cao.
Ngày 2/12, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Tại Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi và khai mạc Triển lãm “Ảnh nghệ thuật Nam Định” năm 2024 tổ chức sáng 2/12 ở Trung tâm văn hóa Thanh thiến niên (tỉnh Nam Định), nhà báo Bùi Hữu Tuấn, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Hà Nam, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Nam đã được trao giải Nhất với tác phẩm “Những thiếu nữ đồng chiêm”.
Làm việc với Tòa án nhân dân tối cao, sáng 2/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị trong thời gian tới, ngành Tòa án cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng cơ quan tinh-gọn-mạnh, hoạt động hiệu lực hiệu quả; gắn với nâng cao chất lượng, sức chiến đấu của cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức bộ máy tòa án các cấp.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.