Tuy được xây dựng chỉ áp dụng với học sinh lớp 11, 12 và là một môn học tự chọn, không bắt buộc nhưng với tổng số tiết học lên tới 105 tiết/năm học (tương đương với 3 tiết/tuần), môn Âm nhạc nếu được đưa vào giảng dạy sẽ có thời lượng ngang với các môn học chính. Cho dù việc đưa môn Âm nhạc vào giảng dạy trong các trường THPT là thực sự cần thiết với học sinh ở giai đoạn phát triển định hướng nghề nghiệp, song cũng dự báo sẽ có không ít vấn đề đặt ra khi môn Âm nhạc trở thành môn học chính thức trong chương trình giáo dục cấp THPT.
Trong dự thảo môn học Âm nhạc ở cấp THPT, nội dung cốt lõi của toàn bộ chương trình bao gồm: hát, nhạc cụ, nghe nhạc (nghe nhạc không lời và nghe nhạc có lời), đọc nhạc, lý thuyết âm nhạc (được tích hợp trong quá trình học các nội dung âm nhạc khác) và thường thức âm nhạc. Trên lý thuyết và kể cả khi được triển khai thực hiện trong thực tế, nếu được tổ chức dạy, học một cách bài bản, phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mỗi trường THPT, môn Âm nhạc sẽ phát huy rất tốt tính tích cực, vai trò của nó trong việc góp phần làm hài hòa, cân bằng giữa các môn học với nhau. Theo bà Phạm Thị Ngân, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Biên Hòa, đây chính là giải pháp quan trọng cho việc "lấp đầy" những "khoảng trống" về kiến thức âm nhạc nói chung và cách thức tiếp cận âm nhạc nói riêng cho học sinh THPT. Tuy vậy, qua phân tích của một số cá nhân, việc đưa môn Âm nhạc vào giảng dạy trong các nhà trường THPT bước đầu sẽ gặp không ít trở ngại.
Trên thực tế, do chưa có tiền lệ nên ngay cả khi chưa triển khai, không ít nhà quản lý giáo dục tại các trường THPT trên địa bàn đã chia sẻ về sự bỡ ngỡ về chương trình và lúng túng trong cách xây dựng kế hoạch triển khai tại đơn vị mình. Thứ nhất, về cơ sở vật chất, do đa phần các trường THPT (kể cả các trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia) đều được xây dựng theo kiến trúc truyền thống, các phòng chức năng có nhưng cũng chỉ đáp ứng được các yêu cầu về giáo dục theo chương trình cũ. Nay, nếu đưa âm nhạc vào giảng dạy, đòi hỏi phải có những đơn nguyên riêng như: phòng tập hát, phòng học nhạc cùng hệ thống các trang thiết bị, nhạc cụ phục vụ quá trình dạy và học. Kinh phí đầu tư cho vấn đề này không hề nhỏ, vượt quá khả năng của các nhà trường. Thứ hai, về đội ngũ giáo viên. Hiện tại, các trường THPT chưa có định biên về giáo viên dạy môn Âm nhạc, nên việc tuyển bao nhiêu giáo viên dạy môn học này cũng đặt ra cho các nhà trường bài toán không dễ giải. Bởi việc tuyển đúng, đủ lượng giáo viên sẽ hoàn toàn hợp lý với những năm học có đông học sinh lựa chọn môn Âm nhạc để học nhưng lại là bất hợp lý với các năm có ít học sinh chọn môn học này. Khi đó, sẽ nảy sinh vấn đề giáo viên thừa hoặc thiếu giờ dạy, không bảo đảm yêu cầu dạy đủ hoặc vượt mức 17 tiết/tuần để nhà trường thực hiện việc trả lương, có thể gây những dư luận tiêu cực.
Hiện tại, song song với quá trình chỉnh sửa để hoàn thiện nội dung chương trình học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra chủ trương: Không nhất thiết các trường THPT phải có ngay và đủ giáo viên Âm nhạc mà có thể linh hoạt thực hiện chế độ thỉnh giảng, mời các giảng viên trường nghệ thuật, các nghệ nhân, diễn viên, nhạc công tại các đơn vị hoạt động về văn hóa, văn nghệ, thậm chí là giáo viên dạy môn Âm nhạc cấp THCS tới trường giảng dạy một số nội dung. Nhưng đây cũng chỉ là những biện pháp mang tính tình thế, sẽ không dễ để mang tới những giờ học Âm nhạc có chất lượng và hiệu quả. Cũng theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, ngành giáo dục các địa phương cần chủ động đánh giá lại thực trạng trường lớp, đội ngũ, có thể triển khai dạy môn Âm nhạc trong trường THPT theo hướng thí điểm với những trường có thể đáp ứng được yêu cầu môn học. Sau khi có kết quả tốt mới xây dựng kế hoạch để nhân rộng việc thực hiện ra các trường THPT khác.
Thanh Hà
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox), trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Những năm gần đây, sản xuất trên đồng ruộng của xã Đồn Xá (Bình Lục) đã có thay đổi đáng kể. Các vùng sản xuất theo hướng tập trung, tạo ra sản phẩm hàng hóa được hình thành. Cây lúa từ vai trò bảo đảm lương thực tại chỗ đã chuyển sang đóng góp vào thu nhập cho người dân. Có được kết quả đó Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Đồn Xá đã đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.
Những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam đã đẩy mạnh thực hiện giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) trong nhà trường. Qua đó, đã từng bước nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên (HSSV) về tác hại của thuốc lá, hạn chế tình trạng học viên hút thuốc trong trường học, xây dựng trường học không khói thuốc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.