Để nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của thuốc lá, từ những năm 2000, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nhiều khu dân cư thực hiện cam kết không sử dụng thuốc lá tiếp khách trong các đám hiếu hỉ, nếu vi phạm sẽ bị phạt với các hình thức do cộng đồng nơi đó quy định.
Cùng với phong trào trên của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và phong trào xây dựng “Làng văn hóa sức khỏe” của ngành y tế cũng được người dân hưởng ứng và tiêu chí khuyến khích người dân bỏ hút thuốc được ghi trong các hương ước, quy ước làng văn hóa cũng đã góp phần không nhỏ tác động đến việc sử dụng thuốc lá của người dân. Đến nay, việc bỏ thuốc lá trong các đám hiếu, hỉ đã được nhiều hộ dân và khu dân cư hưởng ứng. Cùng với đó, xu hướng tổ chức đám cưới tại các nhà hàng, khách sạn, không gian đông đúc, cấm sử dụng thuốc lá cũng đã góp phần hạn chế việc sử dụng thuốc lá trong đám đông và những người hút thuốc lá thụ động. Trong các đơn vị, cơ quan việc đăng ký xây dựng “cơ quan văn hóa”, phong trào “không khói thuốc” cũng được đẩy mạnh, tạo không gian, môi trường xanh, sạch.
Thực tế, vẫn nhiều người coi việc hút thuốc là một nhu cầu giống như cơm ăn, nước uống hằng ngày. Vì vậy, khi hút thuốc lá đã trở thành thói quen thì việc bỏ hoặc “cai” thuốc lá sẽ rất khó. Hơn nữa, việc hút thuốc lá không thể phát bệnh ngay, mà nó âm thầm hủy hoại sức khỏe sau một thời gian dài hút thuốc liên tục với cả người hút thuốc và người thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động. Từ đó có thể thấy, để hạn chế đi đến từ bỏ thói quen hút thuốc lá chỉ có thể thực hiện khi nhận thức về tác hại của thuốc lá trong mỗi người được nâng lên.
Không dừng ở việc khuyến cáo, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1/5/2013 với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá đã có những quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp, ngành trong việc phòng, chống tác hại của thuốc lá. Trong đó, điều 6 của luật quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá cần phải đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước. Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Điều 7 của luật quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá, đó là được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá; yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá; vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá; phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
Mặc dù Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có quy định rõ chế tài xử phạt đối với việc buôn bán, tàng trữ thuốc lá và xử lý đối với người hút thuốc lá không đúng nơi quy định. Trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng đã quy định cụ thể trách nhiệm từng cấp, ngành chức năng… tuy nhiên việc xử lý vẫn còn hạn chế bởi việc bố trí nhân lực thực hiện việc xử lý rất khó. Và để hạn chế đi đến xóa bỏ người hút thuốc lá cùng với hoạt động tuyên truyền của các cấp, ngành, để Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá được thực thi trong cuộc sống thiết nghĩ mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự giác không hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox), trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Những năm gần đây, sản xuất trên đồng ruộng của xã Đồn Xá (Bình Lục) đã có thay đổi đáng kể. Các vùng sản xuất theo hướng tập trung, tạo ra sản phẩm hàng hóa được hình thành. Cây lúa từ vai trò bảo đảm lương thực tại chỗ đã chuyển sang đóng góp vào thu nhập cho người dân. Có được kết quả đó Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Đồn Xá đã đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.
Những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam đã đẩy mạnh thực hiện giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) trong nhà trường. Qua đó, đã từng bước nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên (HSSV) về tác hại của thuốc lá, hạn chế tình trạng học viên hút thuốc trong trường học, xây dựng trường học không khói thuốc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.