Khi những tấm hình đầu tiên về cầu vượt Huangjewan được đăng tải trên mạng Internet cách đây vài năm, chúng đã gây phản ứng kinh ngạc và lo lắng với cánh tài xế. Nhiều người đã tự hỏi rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu những tài xế thiếu kinh nghiệm lỡ đi vào cầu vượt này. Liệu họ có thể tìm được lối ra khi lạc vào mê cung của những con dốc và đủ loại đường dẫn?
Dù những nhà thiết kế khẳng định rằng Huangjuewan rất đơn giản, nhưng thực tế nó vẫn dần trở thành cây cầu vượt phức tạp nhất thế giới. "Nếu rẽ nhầm vào một cầu dẫn, bạn sẽ phải đi vòng quanh cả thành phố mới có thể quay lại cây cầu này," một tài xế bình luận về bức ảnh chụp cầu vượt Huangjuewan. Những người khác thì băn khoăn rằng liệu hệ thống dẫn đường dựa trên GPS có giúp ích gì cho họ không?
Hoàn thành vào năm 2017, sau 5 năm lên kế hoạch và 7 năm tiến hành thi công, cầu vượt Huangjuewan đã được coi là một kỳ quan kiến trúc. Nhà thiết kế chính của dự án, ông Liu Bangjun, khẳng định không có gì khó khăn khi di chuyển trên cầu vượt.
Ông đã nói với tờ People’s Daily rằng 20 đường dẫn của Huangjuewan là yếu tố cần thiết để việc di chuyển dễ dàng hơn. Nguyên nhân do cầu vượt này không chỉ kết nối ba đường cao tốc của khu vực mà còn cả các con đường khác nữa. Các nhà thiết kế đã tính toán cả những trường hợp tài xế đi nhầm đường và bổ sung thêm đường dẫn để họ quay đầu "sửa sai" nhanh hơn.
Theo ông Liu, trong trường hợp chọn sai đường dẫn, tài xế có thể chọn lối ra sau đó 10 phút. Ông khẳng định các biển báo trên đường rất dễ nhìn nên dù các đường dẫn của cầu vượt điều khiển phương tiện giao thông về 8 hướng khác nhau, cánh tài xế cũng không cần phải cảm thấy quá lo lắng khi đi lên cầu!
Được biết Huangjuewan không phải là câu cầu vượt độc đáo duy nhất ở Trung Quốc. Hệ thống giao lộ Qianchun của nước này cũng cực kỳ nổi tiếng, được xem là một kỳ quan kiến trúc với 18 đường dẫn và đoạn đường dẫn cao nhất nằm cách mặt đất tới 37m.
Sáng 17/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân; gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.
Sáng ngày 17/12, Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức đánh mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc, áp dụng cơ giới hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Sáng 17/12, tại Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh, Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã tổng duyệt Chương trình gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Dự tổng duyệt có đồng chí Trần Xuân Dưỡng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm; lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Văn phòng UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND thành phố Phủ Lý…
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.