Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh có diện tích 650 m2, được bố trí thành nhiều không gian như trưng bày, phòng đọc sách, văn phòng, kho bảo quản, sân vườn…
Ông Phạm Văn Phi, Giám đốc Bảo tàng cho biết Bảo tàng trưng bài 395 tài liệu, hiện vật, hình ảnh nói về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, những đóng góp quan trọng của Đại tướng cách mạng Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Các chủ đề trưng bày chính gồm quê hương, gia đình, quá trình tham gia cách mạng, nhà chính trị, quân sự kiệt xuất, những dấu mốc quan trọng của đồng chí và sự tri ân của gia đình, quê hương, đất nước. Hình thức trình bày được làm mới, trang trọng, có nhiều ứng dụng công nghệ nghe, nhìn tương tác thông qua màn hình cảm ứng và các phim tư liệu có giá trị lịch sử cao.
Trong đó có nhiều hình ảnh, tư liệu, hiện vật lần đầu được trưng bày, giới thiệu tới công chúng như các bài viết, bài nói của Đại tướng về xây dựng quân đội, chống Chủ nghĩa cá nhân, về nông nghiệp, nông thôn, các phong trào thi đua trong sản xuất, về chiến lược đánh Mỹ và thắng Mỹ, các tài liệu của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nhận định về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh…
Bên cạnh đó bảo tàng còn có thư viện phục vụ bạn đọc nghiên cứu, tìm hiểu, học tập thông qua hàng trăm cuốn sách do Đại tướng viết và các tác giả viết về Đại tướng.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đã điểm lại những dấu mốc về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - nhà chính trị quân sự song toàn, người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế, việc xây dựng Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Thừa Thiên Huế gắn với nguyện vọng của gia đình, đồng thời thể hiện tình cảm của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế đối với những đóng góp to lớn của của Đại tướng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Việc khánh thành Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh cùng hệ thống di tích lưu niệm liên quan đến Đại tướng tại Thừa Thiên Huế sẽ trở thành những địa chỉ để tham quan, du lịch hấp dẫn, là nơi giáo dục truyền thống, nâng cao lòng yêu nước và tinh thần cách mạng cho mọi thế hệ.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, sinh ngày 1/1/1914, trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nhằm ghi nhận những đóng góp to lớn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với quê hương, đất nước, đồng thời phát huy giá trị di sản văn hóa, phát triển hệ thống các bảo tàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 2/6/2022, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định cho phép hoạt Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (bảo tàng với hình thức ngoài công lập) đi vào hoạt động.
Ngày 2/12, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Tại Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi và khai mạc Triển lãm “Ảnh nghệ thuật Nam Định” năm 2024 tổ chức sáng 2/12 ở Trung tâm văn hóa Thanh thiến niên (tỉnh Nam Định), nhà báo Bùi Hữu Tuấn, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Hà Nam, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Nam đã được trao giải Nhất với tác phẩm “Những thiếu nữ đồng chiêm”.
Làm việc với Tòa án nhân dân tối cao, sáng 2/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị trong thời gian tới, ngành Tòa án cần tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng cơ quan tinh-gọn-mạnh, hoạt động hiệu lực hiệu quả; gắn với nâng cao chất lượng, sức chiến đấu của cơ quan, tổ chức Đảng, tổ chức bộ máy tòa án các cấp.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.