Gia đình tôi kinh doanh nhà hàng và may mắn là rất đông khách ủng hộ. Tuy nhiên, một thời gian sau, cách nhà tôi một đoạn lại thấy xuất hiện hàng ăn khác với tên y hệt và cũng bán đồ giống với nhà hàng của gia đình tôi. Vợ chồng tôi định đi đăng ký bản quyền thương hiệu. Xin hỏi luật sư, sau khi đăng ký bản quyền, tôi có thể kiện nhà hàng đó được không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) quy định: “ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Theo quy định tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu, các chủ thể nào được đăng ký nhãn hiệu:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Căn cứ quy định của pháp luật, trường hợp của gia đình bạn được phép đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình. Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu được quy định như sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi tra cứu và xác nhận nhãn hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
Bước 2: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thương hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?
Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần
Sau khi bảo hộ nhãn hiệu thành công, bạn có thể tiến hành bảo vệ quyền lợi của mình dựa trên việc xác định cửa hàng mở giống gia đình bạn có xâm phạm quyền bảo hộ nhãn hiệu.Theo quy định tại Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý:
“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Như vậy, khi nhà hàng của gia đình bạn đã được đăng ký bảo hộ thì việc nhà hàng khác đặt tên trùng với cửa hàng của gia đình bạn là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại.
Theo Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2009, gia đình bạn có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ nhãn hiệu/tên thương mại bạn đã đăng ký bảo hộ:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Sau khi đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể thực hiện các biện pháp bản vệ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật để yêu cầu nhà hàng đó ngừng việc sử dụng nhãn hiệu mà gia đình bạn đã đăng ký.
Sáng 15/4, tại nhà văn hóa thị trấn Tân Thanh, huyện Thanh Liêm, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Dự hội nghị có đồng chí Lê Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội; bà Trần Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật Hà Nam, ĐBQH tỉnh; đại diện Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; các ban HĐND tỉnh; Văn phòng Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH & HĐND, Văn phòng UBND tỉnh; lãnh đạo huyện Thanh Liêm, thị trấn Tân Thanh và cử tri địa phương.
Thiết thực hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) lần thứ tư năm 2025, sáng 15/4, Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam đã tổ chức trao tặng báo, tạp chí cho Thư viện thôn Vực Trại Nhuế (xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm).
Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 15/4, đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, an ninh và Đối ngoại của Quốc hội đã có buổi tiếp xúc với cử tri phường Châu Cầu (thành phố Phủ Lý). Cùng dự buổi tiếp xúc có các đồng chí: Đặng Thanh Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đào Đình Tùng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Phủ Lý; đại diện các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo thành phố và đông đảo cử tri phường Châu Cầu.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.