Trong suốt lịch sử loài người, các cuộc chiến tranh và xung đột được ước tính đang mang tới cái chết cho khoảng 1 tỷ người, nhưng con số này chưa là gì so với số lượng con người bị muỗi "giết chết", theo tạp chí Nature, trong 50.000 năm qua, muỗi là loài động vật khiến cho con người phải bỏ mạng nhiều nhất. Trong thời hiện đại, trung bình có hàng trăm nghìn người chết mỗi năm do các bệnh do muỗi truyền như sốt rét.
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2020, muỗi là vật trung gian truyền các loại virus chính như sốt rét, Zika, virus Tây sông Nile và sốt xuất huyết. Loài muỗi Anopheles gambiae thường được coi là "loài nguy hiểm nhất trên Trái đất". Vì vậy, xét mức độ nguy hiểm của muỗi đối với con người, chúng ta có nên diệt hết chúng không? Nếu chúng ta thực hiện những biện pháp cực đoan như vậy thì hậu quả sẽ như thế nào?
Nếu bị tuyệt chủng, 3.500 loài muỗi trên Trái đất hiện nay sẽ biến mất. Trong số đó, khoảng 200 loài muỗi có khả năng hút máu người và ba loài Anopheles, Culex, Aedes truyền bệnh nguy hiểm như sốt rét và sốt vàng da, theo How Stuff Works.
Muỗi đã sống trên Trái đất hơn 100 triệu năm và trở thành một phần quan trọng của chuỗi thức ăn. Ví dụ, tại vùng lãnh nguyên Bắc Cực, nhiều loài muỗi là thức ăn của chim di cư. Nếu muỗi biến mất, số lượng chim trong khu vực có thể giảm hơn một nửa. Các nhà khoa học dự đoán điều tương tự cũng xảy ra với nhiều loài cá trên thế giới ăn ấu trùng muỗi.
Do đó, muỗi bị tuyệt chủng gây ra hiệu ứng gợn sóng (ripple effect) làm giảm số lượng nhiều loài côn trùng, cá và chim nằm ở mắt xích cao hơn trong chuỗi thức ăn. Tuy nhiên, muỗi tuyệt chủng mang lại một số lợi ích nhất định. Những căn bệnh nguy hiểm lây truyền thông qua muỗi đốt không còn xuất hiện. Ví dụ, bệnh sốt rét giết chết khoảng 1 triệu người và làm 246 triệu người mắc bệnh mỗi năm.
Nhiều nhà khoa học dự đoán, trong khi một số động vật ăn muỗi bị chết đói, số còn lại sẽ tìm kiếm những con mồi khác để tồn tại. Chúng sẽ thích nghi với cuộc sống mới và không bị tuyệt chủng theo muỗi.
Các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều cách để tiêu diệt muỗi, trong số có phương pháp di truyền khiến muỗi sinh nhiều con đực hơn. Năm 2014, nhóm nghiên cứu tại trường Imperial College London, Anh, tạo ra muỗi biến đổi gene bằng cách sử dụng enzyme tác động đến nhiễm sắc thể X trong quá trình sản xuất tinh trùng, khiến hầu hết muỗi sinh ra là con đực. Với thế hệ sau gồm chủ yếu là muỗi đực, muỗi sẽ không thể phát triển mạnh mẽ.
Nếu chúng ta chọn "chiến lược đại khai sát giới" thì việc diệt hết các loài muỗi có khả thi hay không? Hậu quả sẽ như thế nào? Câu trả lời rất đơn giản, chúng ta không chắc điều gì sẽ xảy ra.
Trên thực tế, ở thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa biết tác động của việc loại bỏ tất cả muỗi sẽ như thế nào đối với hệ sinh thái, và cho rằng muỗi là nguồn thức ăn chính cho nhiều loài động vật, bao gồm: dơi, chim, ếch và chuồn chuồn, thì việc loại bỏ chúng hoàn toàn có thể dẫn đến một số tác động sinh thái, ít nhất là trong ngắn hạn. Ví dụ: Chuồn chuồn có thể nuốt chửng 100 con muỗi mỗi ngày, và nếu lũ muỗi biến mất, ít nhất chúng có thể cần thay đổi thói quen ăn uống, giống như nhiều loài khác.
Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu dứt điểm, nhưng nếu có thể tiêu diệt tất cả các loài muỗi có khả năng truyền bệnh sốt rét và các bệnh khác, ngay cả khi hành động đó có nghĩa là loại bỏ tất cả các loài muỗi vô hại đối với con người, thì nó sẽ ngăn chặn được hàng trăm nghìn cái chết mỗi năm và điều này cũng có thể xóa bỏ hoàn toàn bệnh sốt rét.
Tuy nhiên, hiện nay, ngoại trừ Nam Cực và Iceland, hầu như tất cả các khu vực trên Trái đất đều thích hợp cho muỗi sinh sống và sinh sản, nếu chúng biến mất có thể dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái, ngoài ra sức sống của loài muỗi vô cùng mạnh mẽ, do đó rất khó để khiến cho chúng biến mất hoàn toàn.
Nhiều loài muỗi là một phần quan trọng của mạng lưới thức ăn sinh thái và không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với con người. Muỗi là một quần thể sinh học thành công trên Trái đất. Nếu con người quyết tâm sống trong một thế giới không có muỗi, lựa chọn tốt nhất là chuyển đến Iceland, nhưng tại đó có thể có những sinh vật nguy hiểm khác đang chờ đợi chúng ta, chẳng hạn như gấu Bắc Cực.
Ngày 10/1, theo tờ Politico, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu xác nhận rằng năm 2024 là lần đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu trong 12 tháng liên tiếp vượt 1,6°C so với mức thời tiền công nghiệp.
Chiều 10/1, Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh - Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh tổ chức hội nghị ra mắt Cổng thông tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hà Nam; công bố Bộ Tư liệu trực quan tuyên truyền di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; triển khai mạng lưới chia sẻ kiến thức cho thanh thiếu niên và phát động Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Nam. Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, phát biểu chỉ đạo.
Đánh giá kết quả hoạt động công tác Đảng (CTĐ), công tác chính trị (CTCT) của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh năm 2024 cho thấy: Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, tình hình địa phương, đơn vị, chủ động triển khai thực hiện hoàn thành toàn diện các mặt công tác và đạt kết quả thiết thực.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.