Luật sư tư vấn:
Liên quan đến vấn đề quyên góp, vận động từ thiện thì vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/12/2021 và thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Cụ thể trong văn bản này, Chính phủ đã bổ sung những quy định cụ thể về việc tổ chức, quyên góp trong hoạt động từ thiện như sau:
1. Bổ sung đối tượng vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp từ thiện
Cụ thể tại Điểm h Khoản 1 Điều 2 có quy định sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện:
h) Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo”.
Theo Nghị 68/2008/NĐ-CP có hiệu lực đến 10/12/2021 cơ quan nhà nước hay các tổ chức xã hội có quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ, nhà nước, khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách trong việc đóng góp và tổ chức vận động đóng góp để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất; giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Quy định mới tại Nghị Định 93/2021/NĐ-CP đã mở rộng đối tượng cho hoạt động từ thiện là cá nhân đủ năng lực hành vi dân sự, mở rộng phạm vi quyên góp từ thiện khi có dịch bệnh.
2. Phải báo cáo với chính quyền địa phương khi thực hiện vận động, tổ chức từ thiện
Việc mở rộng đối tượng hoạt động từ thiện cũng đồng nghĩa với việc quản lý cũng cần có những quy định chặt chẽ để tránh những trường hợp lợi dụng thông qua hoạt động từ thiện nhằm chuộc lợi cho bản thân như những vụ việc diễn ra trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, việc tổ chức hoạt động từ thiện cần phải thông báo về mục đích, phương thức, hình thức vận động cùng tài khoản tiếp nhận đến UBND cấp xã nơi cư trú đồng thời phải được công khai trên các phương tiện truyền thông. Ngoài ra trong trường hợp từ thiện tại các địa phương khác thì cần phải thông báo chi tiết hoạt động từ thiện đến UBND nơi tiếp nhận từ thiện. Cụ thể nội dung này được quy định tại Khoản 1 Điều 17, Khoản 1 Điều 18như sau:
Điều 17. Vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện
1. Khi vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
Điều 18. Phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện
1. Căn cứ nguồn đóng góp tự nguyện của từng cuộc vận động, tiếp nhận, cá nhân có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân nơi tiếp nhận hỗ trợ (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo phân cấp; trường hợp cần thiết, liên hệ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể) chậm nhất để phối hợp xác định phạm vi, đối tượng, mức, thời gian hỗ trợ và thực hiện phân phối, sử dụng theo đúng cam kết tại khoản 1 Điều 17 và quy định tại Nghị định này, kể cả đối với những khoản đóng góp có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có).
3. Phải lập tài khoản riêng để tiếp nhận tài sản đóng góp từ thiện
Theo đó để tăng tính công khai minh bạch trong quá trình tiếp nhận tiền từ thiện từ các cá nhận, tổ chức khác thì Chính phủ đã quy định chi tiết việc tổ chức từ thiện thì cá nhận phải mở tài khoản riêng để quản lý tiền đóng góp từ thiện nhằm tránh sự lẫn lộn giữa các khoản tiền sử dụng của cá nhân tổ chức từ thiện. Đồng thời việc đóng góp cũng cần phải có giấy biên nhận và công khai thời gian tiếp nhận.
Cụ thể điều này được quy định tại Khoản 2 Điều 17 như sau: Cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu. Cá nhân không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.
Phải công khai kết quả đồng thời gửi kết quả bằng văn bản đến chính quyền địa phương sau khi kết thúc từ thiện
Sau khi kết thúc việc từ thiện cá nhân tổ chức từ thiện phải có trách nhiệm thống kê chi tiết các khoản tiền, tài sản từ thiện để công khai đồng thời phải thông báo bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú để công khai kết thúc quá trình từ thiện.
Theo Khoản 3 Điều 19: Các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Cá nhân có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện theo đối tượng, địa bàn được hỗ trợ, bao gồm những khoản tiếp nhận có điều kiện, địa chỉ cụ thể (nếu có), thực hiện công khai theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này trên các phương tiện truyền thông và gửi kết quả bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong 30 ngày. Thời điểm công khai thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này.
Quy định mới cũng đã mở rộng đối tượng, quy mô tổ chức từ thiện nhưng cũng yêu cầu tính chặt chẽ, minh bạch trong các hoạt động thực hiện từ thiện để đảm bảo chắc chắn những đồng tiền, tài sản mà đồng bào quyên góp sẽ đến được tay những người cần.
Nhằm tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh, nâng cao năng lực tự phòng ngừa, tự bảo vệ của học sinh trước nguy cơ bị đuối nước; bảo đảm điều kiện và tổ chức hiệu quả việc dạy bơi an toàn cho học sinh để tăng tỷ lệ học sinh biết bơi và biết kỹ năng phòng, chống đuối nước, góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh bị đuối nước, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1717/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh giai đoạn 2025 - 2035.
Trong phát biểu mới nhất vào ngày 7/1, ông Trump tái khẳng định nếu ông là tổng thống, cuộc chiến giữa Liên bang Nga và Ukraine sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng đã thay đổi dự báo về thời gian kết thúc xung đột.
Một con cá ngừ vây xanh đã được bán với giá 207 triệu yen (33,3 tỉ đồng) trong phiên đấu giá đầu tiên năm 2025 tại chợ cá Toyosu của thủ đô Tokyo (Nhật Bản) vào ngày 5.1.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.