Theo kết quả thống kê, năm 2020, để bảo đảm nhu cầu thực phẩm cho người dân trên địa bàn tỉnh, hàng năm cần: 75.600 tấn gạo (tương đương với 102.300 tấn thóc), 145.000 tấn rau, củ, quả các loại, 140.110 tấn quả các loại, 28.101 tấn thịt gia súc, 16.390 tấn thịt gia cầm, 20.370 tấn thủy hải sản, 140 triệu quả trứng gia cầm, 15 triệu lít sữa chế biến, và một số nông sản thực phẩm khác. Năm 2020, sản lượng thịt trâu, bò, lợn xuất chuồng toàn tỉnh là 76.860 tấn; gia cầm đạt 24.460 tấn; trứng gà, trứng vịt 257 triệu quả; thủy sản bán ra các tỉnh là 5.815 tấn, chiếm 25%. Với sản lượng sản xuất trên không những bảo đảm nhu cầu tiêu dùng tại chỗ mà còn có một phần dư thừa bán ra thị trường bên ngoài. Hà Nam có chợ đầu mối gia súc, gia cầm lớn nhất miền Bắc. Bên cạnh đó, hằng năm, các địa phương xuất bán ra thị trường ngoài tỉnh một lượng lớn rau, củ, quả các loại và với khoảng trên 30% sản lượng thóc hằng năm. Đồng thời, Hà Nam cũng nhập từ bên ngoài về một số loại nông sản trong tỉnh không sản xuất được hoặc do nhu cầu ở từng thời điểm.
Theo ngành chức năng, trong trường hợp kiểm soát được dịch bệnh như hiện nay, các hoạt động sản xuất, tiêu thụ diễn ra bình thường, theo kế hoạch đã được phê duyệt. Nếu dịch bệnh có diễn biến phức tạp, phải thực hiện giãn cách xã hội (theo Chỉ thị số 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ), các giải pháp sản xuất, tiêu thụ phải đồng bộ, phù hợp, thiết thực; cần có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào các chủ trương, đề án, kế hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương; tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh và phù hợp với diễn biến thực tế các cấp độ phòng chống dịch bệnh. Việc trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản cần duy trì các chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm hiện có; xây dựng phương án tiêu thụ, tháo gỡ khó khăn cho người dân; theo dõi chặt chẽ diễn biến của dịch bệnh và khuyến cáo của cơ quan chuyên môn để điều chỉnh cho phù hợp; không xuống giống ồ ạt, mà xuống giống theo nhiều lứa khác nhau, đa dạng nhiều loại vật nuôi, cây trồng; để bảo đảm cung cấp ổn định nhiều loại sản phẩm tại mọi thời điểm cho người tiêu dùng; ưu tiên cung ứng cho người tiêu dùng địa phương.
Ở khâu nhập giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, giống thủy sản nên nhập của đối tác truyền thống, tin cậy, có xuất xứ rõ ràng; liên kết những người nuôi trồng, cung ứng với nhau, để tăng khả năng điều tiết, phân phối. Trong quá trình chăn nuôi, trồng trọt, cây trồng vật nuôi cần phải chăm bón, chăm sóc nếu phải cách ly theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì người dân, trang trại tìm giải pháp phù hợp. Nếu trang trại ở xa nhà thì có thể ở luôn trại để tiện cho việc chăn nuôi, chăm sóc; trường hợp không thể ra đồng thì báo cáo với cơ quan chức năng, chính quyền cấp xã để tìm giải pháp tháo gỡ. Đối với cây trồng, vật nuôi đến lứa thu hoạch mà không thể kéo dài thời gian thì tiến hành thu hoạch (như lúa, một số loại rau quả...). Nếu phải cách ly không được ra khỏi nhà thì đề xuất với chính quyền địa phương hỗ trợ thu hoạch sản phẩm. Trong trường hợp có thể thì kéo dài thời gian thu hoạch để tiện cho việc bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm (như với lợn, gia cầm, thủy sản, bí xanh, bí đỏ...).
Bà Đỗ Thị Thanh Nga, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thanh Liêm cho biết: Sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Liêm chủ yếu là cây lúa. Sản xuất cây màu tương đối đa dạng. Để bảo đảm sản xuất, tiêu thụ nông sản trong trường hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Thanh Liêm đã rà soát từng khu vực sản xuất đối với từng loại cây, con và xây dựng kế hoạch duy trì sản xuất theo từng trà, từng lứa để bảo đảm có đủ lương thực, thực phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.
Nhằm giảm áp lực do phải tiêu thụ nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn, việc bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, cơ quan chức năng cần đưa ra dự báo về sản lượng thu hoạch, thời điểm thu hoạch sản phẩm. Trước mắt, kết nối, tiêu thụ với người mua truyền thống, người mua ở gần, sử dụng mạng internet để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Các nhóm hộ sản xuất cần liên kết thành lập nhóm tiêu thụ sản phẩm; thành lập đầu mối làm nhiệm vụ tổng hợp, kết nối, phân phối vào các điểm bán hàng trong khu dân cư, các chợ tạm, chợ truyền thống tại địa phương. Phần còn lại cung ứng cho các chợ lớn, chợ trung tâm các huyện/thị xã, chợ truyền hình, chợ Bầu, chợ Châu Sơn và cung ứng cho bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp. Người dân, doanh nghiệp thu gom, chế biến nông sản cần phát huy tối đa công suất chế biến sản phẩm, nâng tối đa công suất tại các kho chứa, kho bảo quản nông sản như thóc, ngô, dưa bao tử, cà chua... Trong trường hợp khó khăn đầu ra thì tổng hợp số lượng, chủng loại, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền để triển khai các biện pháp tháo gỡ.
Để hàng hóa lưu thông thuận lợi, phương án vận chuyển nông sản thực phẩm phải được chuẩn bị sẵn sàng. Cụ thể là trước khi vận chuyển nông sản thực phẩm ra vào vùng dịch, người vận chuyển phải thông báo ngay các thông tin đến gmail, zalo hoặc đường dây nóng của Sở Giao thông vận tải hoặc các chốt kiểm soát địa phương, đăng ký vận tải theo “Luồng xanh” để được hỗ trợ, hướng dẫn, tránh kéo dài thời gian kiểm tra tại các chốt có thể làm hư hỏng sản phẩm.
Xây dựng phương án sản xuất, tiêu thụ nông sản trong trường hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 sẽ giúp các địa phương chủ động thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, giảm thiểu thiệt hại cho trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.
2 ngày sau chiến thắng vô cùng ấn tượng của Đội tuyển bóng đá Việt Nam tại ASEAN Cup 2024, phóng viên Báo Hà Nam có mặt tại nhà tuyển thủ quốc gia Phạm Tuấn Hải (tổ 4, phường Lê Hồng Phong, Thành phố Phủ Lý) để trò chuyện và chia vui cùng gia đình Tuấn Hải-cầu thủ đã ghi 1 bàn thắng và kiến tạo 1 bàn khiến cầu thủ Thái Lan phản lưới nhà trong trận chung kết.
Đảng ta xác định, từ Đại hội XIV trở đi, đất nước ta sẽ chính thức bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Theo đó, kỷ nguyên mới đòi hỏi phải tạo chuyển biến căn bản về nhận thức, hành động của toàn Đảng, toàn xã hội trong việc giữ gìn, nuôi dưỡng, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của đất nước. Đặc biệt, kỷ nguyên mới đòi hỏi phải phát huy cao nhất tinh thần, ý chí, sức mạnh của nhân dân - Chủ thể đóng vai trò trung tâm của sự nghiệp kiến tạo kỷ nguyên mới.
Chiều 7/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao (TTATGT) thông năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Trần Xuân Dưỡng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban ATGT tỉnh chủ trì hội nghị.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.