Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, sau gần 14 năm hoạt động, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước (theo Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007) đã thực hiện được các mục tiêu cơ bản, góp phần tích cực trong việc ổn định và phát triển thị trường lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn lao động. Quỹ đã khẳng định được vai trò quan trọng đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ động nguồn lực để hỗ trợ, xử lý các tình huống khẩn cấp trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình điều hành Quỹ còn gặp một số hạn chế khó khăn, như: Doanh nghiệp lợi dụng quy định cho doanh nghiệp chủ động trong việc kê khai, đóng góp để khai mức thu tiền dịch vụ thấp hơn so với thực tế, từ đó có thể trốn tránh nghĩa vụ thuế và đóng góp Quỹ; một số nội dung chi, mức chi chậm được điều chỉnh trong khi hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng đa dạng, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá ngoại tệ liên tục tăng; nhiều tình huống, nhiều dạng rủi ro của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài chưa được đề cập tại Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước kế thừa những kết quả tích cực và khắc phục những tồn tại, hạn chế của Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg.
Đề xuất tăng mức hỗ trợ
Tại dự thảo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất hỗ trợ cho thân nhân của người lao động bị chết hoặc mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài, mức 30 triệu đồng/trường hợp. Như vậy, mức hỗ trợ tăng bằng 3 lần so với mức hỗ trợ tại Quyết định 144/2007/QĐ-TTg. Mức hỗ trợ này có thể bù đắp mức trượt giá hằng năm giai đoạn 2007-2020 (khoảng 40%) và bảo đảm phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng của giai đoạn tiếp theo. Mức hỗ trợ phù hợp với thực tế kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay, góp phần hỗ trợ cho gia đình người lao động vượt qua khó khăn và bảo đảm cân đối Quỹ.
Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất hỗ trợ cho người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc, mức cụ thể: Người lao động có thời gian làm việc thực tế dưới 1/2 thời hạn hợp đồng làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ 20 triệu đồng/trường hợp và người lao động có thời gian làm việc thực tế từ 1/2 thời hạn hợp đồng làm việc ở nước ngoài trở lên, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/trường hợp (tương đương bằng 67% và 50% mức hỗ trợ với lao động bị tử vong).
Dự thảo đề xuất hỗ trợ cho người lao động phải về nước trước hạn vì người sử dụng lao động ở nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng và người lao động phải về nước trước thời hạn do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài, mức cụ thể: Người lao động có thời gian làm việc thực tế dưới 1/2 thời hạn hợp đồng, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/trường hợp và người lao động có thời gian làm việc thực tế từ 1/2 thời hạn hợp đồng trở lên, mức hỗ trợ 10 triệu đồng/trường hợp (tương đương bằng 50% và 33% mức hỗ trợ với lao động bị tử vong).
Dự thảo cũng đề xuất hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động gồm: Hỗ trợ cho người lao động chi phí ăn, ở trong thời gian người lao động chờ giải quyết tranh chấp với người sử dụng lao động, chuyển chủ sử dụng theo quy định hoặc phải về nước trước thời hạn mà không phải lỗi của người lao động, mức 500.000 đồng/người/ngày, tối đa không quá 10 triệu đồng/người. Hỗ trợ bằng 50% chi phí thuê luật sư, tư vấn pháp lý trong trường hợp tranh chấp lao động phức tạp giữa người lao động hoặc nhóm lao động với người sử dụng lao động, tối đa bằng 25 triệu đồng cho 1 vụ việc phát sinh tranh chấp. Nội dung này giúp hỗ trợ trực tiếp và kịp thời cho người lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp khi ở nước ngoài.
Để tạo điều kiện cho người lao động phải về nước trước hạn vì lý do khách quan sớm ổn định cuộc sống, ngoài hỗ trợ trực tiếp cho người lao động khi gặp rủi ro, sau khi về nước nếu người lao động có nhu cầu hỗ trợ học nghề để tìm việc làm, được Quỹ hỗ trợ chi phí đào tạo nghề có thời hạn dưới 3 tháng, mức bằng 70% chi phí đào tạo thực tế của khóa học nhưng tối đa không quá 3 triệu đồng/lao động.
Bằng nhiều phong trào, việc làm thiết thực, thể hiện tinh thần "Tương thân, tương ái", các cấp hội chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Thanh Liêm đã và đang phát huy vai trò nòng cốt là cầu nối giữa nhà hảo tâm, những tấm lòng nhân ái, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, giúp người dân ổn định cuộc sống, góp phần giảm nghèo hiệu quả.
An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề không chỉ liên quan đến sức khỏe, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống và sự phát triển bền vững của xã hội. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các quy định về ATTP vẫn xảy ra, gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng người tiêu dùng. Do vậy, việc tăng cường truyền thông về ATTP là rất cần thiết để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng, giúp bảo vệ sức khỏe và tạo dựng môi trường tiêu dùng an toàn.
Nhân dịp đón năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.