Quên uống nước khi lái xe nguy hiểm không kém gì say xỉn

Ô tô - Xe máy 05:25 01/07/2021 DT
Hầu như ai cũng biết việc dùng đồ uống có cồn trước và trong khi lái xe là rất nguy hiểm vì tài xế có nguy cơ mất kiểm soát hành vi, dễ gây tai nạn, nhưng lại ít người biết vai trò của nước.

Thoạt nghe, nhiều người có thể cho rằng kết luận như trong tiêu đề bài viết là phóng đại, nhưng thực tế là có cơ sở khoa học.

Những con số thống kê gây sốc

Từ năm 2015, trang Leasing Options đã tổng hợp các loại thông tin về tình trạng mất nước của cơ thể, từ việc trung bình mỗi người tiêu thụ bao nhiêu nước mỗi ngày cho tới việc người ta nhanh bị mất nước như thế nào, các tài xế hiểu gì về tình trạng mất nước khi lái xe. Kết quả khá bất ngờ.

Trong bối cảnh mùa hè nắng nóng đã đến, hãy cùng xem lại những con số thống kê này để hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của việc cơ thể mất nước khi lái xe và một số cách phòng tránh, đặc biệt là với những hành trình dài.

Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 55% người lái xe uống ít nước hơn mức khuyến nghị; trong đó, 43% thừa nhận rằng càng lái xe đường dài càng ít uống nước.

Chúng ta cần uống bao nhiêu nước?

Theo một nghiên cứu vào năm 2021 của WaterLogic, trung bình một người ở Anh chỉ uống 1,7 lít nước mỗi ngày, thấp hơn rất nhiều so với mức khuyến nghị là 2,5 lít đối với nam giới và 2 lít ở phụ nữ. Để dễ nhớ, bạn cần uống khoảng 10 cốc nước lớn mỗi ngày.

Nếu lái xe lâu (nhiều giờ đồng hồ liên tục), bạn phải nhớ nghỉ ngơi thường xuyên để bổ sung nước cho cơ thể, hoặc chỉ đơn giản là mang theo một chút nước để uống trên đường.

Nếu bị mất nước, dù là nhẹ, cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy khang khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc mất nước chỉ 1% có thể ảnh hưởng tới chức năng cơ thể, gây hạn chế khả năng nhận thức và ảnh hưởng tới tâm trạng.

Có thể nhận biết tình trạng mất nước thông qua một số dấu hiệu sau:

- Mệt mỏi

- Choáng váng, chóng mặt và/hoặc cảm giác người xỉu đi

- Chuột rút

- Mất tập trung

- Đau đầu

Lái xe trong tình trạng "khát khô cổ" nguy hiểm như thế nào?

Theo trang Science Direct, một người bị mất nước nhẹ có thể bị mất tập trung ở mức độ đủ để mắc đủ mọi lỗi khi lái xe. Để đi đến kết luận này, một nghiên cứu thực hiện trên 11 nam giới trưởng thành đã sử dụng một hệ thống giả lập lái cố định để mô phỏng các điều kiện lái trong thực tế.

Mỗi người tham gia vào ba ca lái; ca đầu tiên là làm quen, hai ca còn lại giả định việc lái xe trong hai tiếng; một trong tình trạng cơ thể đủ nước và một trong tình trạng khát nước. Các cảm biến sẽ theo dõi hoạt động của não, còn camera theo dõi tài xế. Những tai nạn liên quan tới tình trạng mệt mỏi được loại bỏ khỏi nghiên cứu.

Kết quả cho thấy, tài xế bị mất nước có xu hướng mắc nhiều lỗi nhỏ, như lái xe loạng choạng, chệch làn, hoặc phanh trễ. Đây là những phản ứng tương tự như ở tài xế dùng đồ uống có cồn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc lấy mẫu quá nhỏ như trên có thể dẫn tới những hạn chế trong kết luận. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số lỗi nhỏ tăng lên ngay cả ở những tài xế uống đủ nước, nhưng không thường xuyên như với người bị mất nước. Đáng chú ý là một người tham gia đã bị loại khỏi nghiên cứu hoàn toàn do thường xuyên ngủ gật trong quá trình tham gia thử nghiệm trên thiết bị giả lập.

Dù vậy, sau tất cả, tình trạng mất nước có thể tác động tới sự tỉnh táo, phản xạ, tâm trạng và sức khỏe của tài xế. 

Ở các nước, việc sử dụng đồ uống có cồn sau hoặc trong khi lái xe đều bị coi là bất hợp pháp, Tuy nhiên, không hề có quy định tương tự cho việc lái xe trong tình trạng khát khô cổ.

Các kết quả nghiên cứu trên được củng cố bởi Jacob Hatch, tác giả kiêm nhà sáng lập trang Hydration Anywhere, người đã khẳng định trong một bài viết rằng có sự liên quan giữa tầm quan trọng của việc bổ sung đủ nước cho cơ thể với hành vi lái xe.

"Vì việc lái xe đòi hỏi sự tập trung cao độ, nên bạn cần bổ sung cho cơ thể nhiều nước hơn so với lượng thải ra nhằm tránh tình trạng mất phương hướng. Nếu phải lái xe đường dài trong thời tiết nắng nóng, hãy chuẩn bị nhiều nước trên xe và lên kế hoạch dừng nghỉ nhiều chặng để bản thân không bỏ qua việc uống nước vì sợ phải tìm nhà vệ sinh nhiều lần trên đường. Việc này sẽ giúp bạn tập trung khi lái xe, tránh được một số lỗi thường gặp nhưng lại là nguyên nhân dẫn tới 94% vụ tai nạn xe hơi", ông Hatch nói.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Lãnh đạo tỉnh gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp Xuân Ất Tỵ  

Chính trị  |  18:27 16/01/2025

Chiều 16/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức hội nghị gặp mặt phóng viên báo chí, văn nghệ sỹ trên địa bàn nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi gặp mặt.

Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 3 thăm, chúc Tết tại Hà Nam

Quốc phòng  |  18:17 16/01/2025

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc, chiều 16/1, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 3 do Thiếu tướng Bùi Công Chức, Phó Chính ủy làm trưởng đoàn đã về thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Nam. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí đại diện các cơ quan Quân khu. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Lê Xuân Huy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đại tá Trịnh Hồng Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh...

Viện KSND huyện Thanh Liêm tặng quà gia đình nạn nhân chất độc da cam nhân dịp Tết Nguyên đán

Đời sống  |  17:42 16/01/2025

Sáng 16/1, tại UBND xã Thanh Hương, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) huyện Thanh Liêm phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin huyện và Tập đoàn GELEX tổ chức chương trình trao quà cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi CĐDC/dioxin và người khuyết tật trên địa bàn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC