Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên bãi sông Thiên Mạc đã diễn ra những trận đánh thắng lớn của quân đội nhà Trần và tướng quân Trần Bình Trọng. Đây cũng là đường lui của triều đình theo đường thủy theo sông Châu về Tức Mặc - Thiên Trường (Nam Định, quê hương gốc của dòng họ nhà Trần) xây dựng căn cứ trong chiến tranh, là kinh đô thứ hai, nơi nghỉ ngơi của các Thái Thượng hoàng.
Thời Trần có hai hội nghị: Hội nghị Diên Hồng và Hội nghị Bình Than biểu thị vua tôi đồng lòng, quân dân đoàn kết. Tháng 12 năm 1284, Vua Trần bày yến ở điện Diên Hồng. Quan gia mời bô lão cả nước lên kinh thành dự giúp vua hiến kế đánh giặc. Trần Bình Trọng là tướng quân của quân Thánh Dực cắp kiếm đứng hầu sau lưng Quan gia.
Lúc Quan gia hỏi bô lão xem giặc Nguyên thế mạnh, hùng hổ đã đánh bại tất cả các nước mà chúng đã đi qua ở châu Á, châu Âu thì ta nên đánh hay nên hòa. Trần Bình Trọng gầm lên trước tiên: "Đánh! Đánh! Đánh! Xin Quan gia cho đánh!".
Để tránh thế mạnh ban đầu của giặc, chờ thời cơ phản công, rút lui chiến lược, sơ tán triều đình về Thiên Trường (Nam Định). Sau khi quân Nguyên - Mông tiến vào Thăng Long, gặp cảnh "Vườn không, nhà trống", Thoát Hoan vội cho Ô Mã Nhi đem thủy quân đuổi theo Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và Vua Trần Nhân Tông đang trên đường xuôi về Thiên Trường.
Trần Bình Trọng (1259 - 1285), sinh ở xã Bảo Thái, tổng Động Xá, châu Lỵ Nhân, lộ Đông Đô (nay là thôn Cõi, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Vợ Trần Bình Trọng là công chúa Thụy Bảo, con gái của Trần Thái Tông. Sau này, con gái của Trần Bình Trọng, Chiêu Từ Hoàng Thái hậu, là mẹ của Trần Minh Tông. Trần Bình Trọng là danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc. |
Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng được giao: Chỉ huy, tổ chức chặn đánh quân giặc tại Thiên Mạc, một cứ điểm chiến lược nằm án ngữ con đường thủy (vùng Thiên Mạc, nay là thị trấn Hòa Mạc, xã Châu Giang, huyện Duy Tiên, Hà Nam). Nhớ lời dặn của Hưng Đạo Vương: Đây là cuộc tử chiến với một cánh quân địch đông hơn ta gấp bội, tinh nhuệ, đã từng chinh chiến khắp các chiến trường Âu - Á. Vó ngựa quân Nguyên lướt qua đâu, cỏ ở đấy sẽ không mọc nổi. Bảo Nghĩa Hầu hãy tỏ cho giặc biết thế nào là hào khí Đông A, hãy tỏ cho giặc biết thế nào là tinh thần Sát Thát của dân Việt! Bảo Nghĩa Hầu hãy chiến đấu sao cho xứng đáng là dân con của nước Việt Anh hùng! Kìm được giặc ở đây là một thắng lợi rất lớn có liên quan đến toàn bộ kế hoạch diệt giặc của ta. Quan gia rất tin ở Bảo Nghĩa Hầu. Trần Bình Trọng đứng thẳng người, khảng khái nói: Tiểu tướng là một người Việt, tiểu tướng sẽ sống và sẽ chết như một người Việt.
Tại Thiên Mạc, cuộc chiến đấu ác liệt của quân dân Đại Việt và quân xâm lược Nguyên-Mông diễn ra suốt bảy ngày đêm. Trần Bình Trọng cùng quân sỹ làm cho quân Nguyên thất điên bát đảo. Tên mãnh tướng Khoan Triệt trên mình biết bao nhiêu đồ vật y đã cướp được trên các chiến trường của nhiều nước. Cái mũ viền lông cáo xám y đã đoạt được của một ông tướng Hồi Hột, cây gươm lưỡi cong là vật y thu được sau một trận đánh với người Ba Tư, lá đồng phủ đầu gối là của một quốc vương người Áo. Giao chiến với đội quân Thánh Dực y bị thương nặng suýt bị nộp mạng, quân sỹ tổn hao nhiều. Một tên tướng đánh đông dẹp bắc còn mảnh giáp mày đã cướp được của người Thổ Nhĩ Kỳ đã giằng vứt đi lúc xông trận với Trần Bình Trọng. Con ngựa y đang cưỡi là giống ngựa quí của Mông Cổ, con ngựa rất to, vó tròn như miệng bát lớn, quen đi trên cát, quen nhịn khát, ăn ít cỏ.
Trần Bình Trọng biết đoàn hộ giá hai vua đã đi được rất xa. Ông cho mở đường máu thì một cánh quân Nguyên cưỡi ngựa phi tới. Đó là đội quân chính của giặc do Lý Hằng chỉ huy. Tên hữu tướng chiến đã từng đánh hàng trăm trận lớn trên cao nguyên Ba Tư, trên vùng đồng cỏ miền trung châu Âu và cả trên vùng rừng núi của nước Đại Lý. Ngựa của chúng đeo những lá giáp sắt Há Lạp. Mũ chúng đội bằng đồng có chấn song che mắt. Chúng còn kéo theo mấy chiếc xe cần bật đá dùng để phá thành theo kiểu La Mã. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Nhiều lần xông trận tên tướng giặc mưu mô và xảo quyệt cũng e ngại. Sự tăng cường viện binh của quân Nguyên, lực lượng chênh lệch, lại phải đối đầu với Khoan Triệt và Lý Hằng, cứ điểm phòng thủ Thiên Mạc bị vỡ. Trần Bình Trọng bị sa vào tay giặc. Nhận thấy đây là một dũng tướng lỗi lạc, quân giặc ra sức dụ dỗ, mua chuộc ông (kể cả hứa ban tước vương của triều Nguyên), ông đã mắng lại: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi".
Biết không lay chuyển được tấm lòng kiên trung sắt đá của ông, giặc đã giết ông vào ngày 26 tháng 02 năm 1285. Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi. Trần Bình Trọng vì lòng trung thành với đất nước và Hoàng đế nhà Trần, được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương. Các nhà sử học đánh giá rất cao câu nói của Trần Bình Trọng, một điển hình cho lòng anh dũng, khẳng khái. Là câu nói biểu thị cho ý chí và lòng quả cảm của người Việt, là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, trở thành biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam qua nhiều thời đại. Trong sách giáo khoa ở bậc học phổ thông, giáo trình của các trường đại học và cao đẳng, đều được đưa vào để dạy cho học sinh, khích lệ tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Nhiều nơi đã lập đền thờ ông (Khoái Châu - Hưng Yên), ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP. Hạ Long, TP. Phủ Lý... đều có những đường, tuyến phố mang tên Trần Bình Trọng...
Trần Ngọc Lung (Sưu tầm và biên soạn)
Chiều 16/5, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả công tác bảo đảm TTATGT quý I, triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025. Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT quốc gia; các thành viên Ủy ban ATGT quốc gia; đại diện các bộ, ban, ngành liên quan. Dự, chủ trì tại điểm cầu Hà Nam có đồng chí Trần Xuân Dưỡng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban ATGT tỉnh; đại diện Ban ATGT tỉnh và một số sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.
"Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới" là chủ đề Hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ 30 diễn ra sáng 16/5, tại Hà Nội do Báo Hànộimới đăng cai tổ chức. Hội thảo là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6-2025).
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 16/5, Quốc hội thảo luận ở tổ cho ý kiến về: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nam thảo luận ở tổ 16.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.