Dự thảo Thông tư này quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 quy định tại Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ (gọi là Chương trình).
Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ các nguồn: Nguồn ngân sách nhà nước gồm nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách trung ương để hỗ trợ các dự án, đề tài, các hoạt động chung và các nhiệm vụ thường xuyên thuộc Chương trình do Trung ương trực tiếp quản lý; nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách địa phương và nguồn kinh phí khác…
Dự thảo nêu rõ về nội dung và mức chi đối với nhiệm vụ thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước.
Theo đó, hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định.
Mức hỗ trợ đối với đăng ký bảo hộ trong nước như sau: Đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế tối đa 30 triệu đồng/đơn; đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân tối đa 15 triệu đồng/đơn; đối với đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới tối đa 30 triệu đồng/đơn.
Mức hỗ trợ đối với đăng ký bảo hộ ở nước ngoài: Tối đa không quá 60 triệu đồng/đơn.
Mức kinh phí quy định này là mức hỗ trợ tối đa từ ngân sách nhà nước; trong trường hợp phát sinh thêm các chi phí khác (nếu có), các đơn vị tham gia Chương trình tự đảm bảo.
Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước cũng hỗ trợ nhiệm vụ thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm hại quyền sở hữu trí tuệ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ các khoản chi phí thuê mặt bằng; chi phí vận chuyển và thiết kế, dàn dựng gian hàng; chi phí hoạt động chung của Ban tổ chức. Mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/1 đơn vị tham gia...
Bằng nhiều phong trào, việc làm thiết thực, thể hiện tinh thần "Tương thân, tương ái", các cấp hội chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Thanh Liêm đã và đang phát huy vai trò nòng cốt là cầu nối giữa nhà hảo tâm, những tấm lòng nhân ái, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, giúp người dân ổn định cuộc sống, góp phần giảm nghèo hiệu quả.
An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề không chỉ liên quan đến sức khỏe, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống và sự phát triển bền vững của xã hội. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các quy định về ATTP vẫn xảy ra, gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng người tiêu dùng. Do vậy, việc tăng cường truyền thông về ATTP là rất cần thiết để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng, giúp bảo vệ sức khỏe và tạo dựng môi trường tiêu dùng an toàn.
Nhân dịp đón năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.