Một cửa hàng sushi có ý tưởng tuyệt vời là cung cấp các bữa ăn miễn phí cho 6 người, miễn là 1 thực khách trong nhóm có chữ "gui yu" - nghĩa là "cá hồi" trong chữ Hán - trong tên của họ.
Có lẽ chuỗi cửa hàng nghĩ rằng chiến dịch quảng cáo này sẽ chỉ thu hút những người có chữ "cá hồi" trong tên đến để tận dụng tên của mình. Tuy nhiên thực tế, đã có hơn 200 người đi đổi tên của họ chỉ để ăn sushi miễn phí.
Tờ Taiwan News cho biết nằm trong những người đổi tên là sinh viên họ Chang đang theo học khoa y học cổ truyền Trung Quốc thuộc Đại học Y Trung Quốc. Anh quyết định đổi tên vì miếng ăn nhưng rồi nhận ra rằng đây là lần đổi tên thứ ba, nghĩa là theo quy định, anh sẽ không thể đổi lại được nữa.
Theo United Daily News, vẫn có khả năng nam sinh viên có thể đổi lại tên của mình nhưng chỉ khi một người họ hàng lớn tuổi bị trùng tên với anh. Vì vậy, về cơ bản, nam sinh viên cần thuyết phục một người thân của mình đổi tên thành "giấc mơ cá hồi" dù đó có thể là một yêu cầu khó khăn.
Sinh viên họ Chang chỉ là 1 trong số nhiều người chạy theo cơn sốt cá hồi dù chương trình khuyến mại này chỉ diễn ra trong 2 ngày.
Anh Ma đến từ thành phố cảng phía nam Cao Hùng, đang theo học chuyên ngành quản lý kinh doanh, đã đổi tên thành "cá hồi" và kiếm được khoảng 2.000 đô la Mỹ (hơn 46 triệu đồng) trước khi đổi tên trở lại.
"Tôi đã đưa rất nhiều người đi ăn và tính họ 30 phần trăm so với giá ban đầu. Bên cạnh đó, tôi cũng mời những người bạn thân nhất của mình đi ăn để đáp lại lòng tốt của họ với tôi", anh Ma nói với phóng viên NBC.
Việc quảng bá cho chuỗi cửa hàng sushi và trào lưu thay đổi tên sau đó đã được truyền thông địa phương gọi là vụ "hỗn loạn cá hồi". Vụ việc trở nên đình đám đến mức Thứ trưởng Nội vụ Chen Tsung-yen phải vào cuộc.
"Việc đổi tên kiểu này không chỉ lãng phí thời gian mà còn tạo ra những thủ tục giấy tờ không cần thiết. Tôi hy vọng mọi người có thể lý trí hơn trong việc này", ông nói với các phóng viên hôm thứ Năm.
Trong những ngày tháng Tư lịch sử, trên cả nước, các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hà Nam đã có cuộc gặp gỡ, trò chuyện với Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Phạm Xuân Thệ (ảnh) , nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2, nguyên Tư lệnh Quân khu 1, người con quê hương Hà Nam - một nhân vật lịch sử; người đã trực tiếp cùng đồng đội tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 bắt Tổng thống Dương Văn Minh ra tuyên bố đầu hàng, kết thúc cuộc chiến tranh gian khổ, trường kỳ của dân tộc…, để được cùng ông sống lại trong thời khắc lịch sử hào hùng đó của dân tộc; được hiểu thêm những mất mát, hy sinh của quân và dân ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Báo Hà Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.
Ngày 30/4/1975, ta tổng công kích vào nội thành, đánh chiếm các mục tiêu chiến lược đã định. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Sài Gòn và phần lớn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được giải phóng.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.