Việt Nam nhân bản thành công lợn có nguy cơ tuyệt chủng

Khoa học - Công nghệ 06:00 18/03/2021 VNE
Lần đầu tiên, giống lợn ỉ có nguy cơ tuyệt chủng được các nhà khoa học của Viện Chăn nuôi nhân bản thành công.

Ngày 14/3, Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công bố kết quả bốn con lợn ỉ con khỏe mạnh, phát triển tốt nhờ công nghệ nhân bản từ tế bào soma mô tai (trưởng thành).

Lợn ỉ là giống lợn địa phương ở miền Bắc Việt Nam, lông và da đen tuyền, đầu nhỏ, chân ngắn, lưng võng. Giống này ít thịt nạc, nhiều mỡ, trọng lượng 40-50 kg, hiệu quả kinh tế không cao, nhưng thịt thơm ngon và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Cán bộ Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội kiểm tra sức khỏe lợn ỉ con được nhân bản thành công ngày 14/3. Ảnh: Văn Giang.

Tám tháng trước, Viện chăn nuôi đã tổ chức triển khai đề tài "Nghiên cứu tạo lợn ỉ bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma" nhằm bảo tồn cung cấp giống gốc, nuôi theo hướng đặc sản, chế biến sâu.

TS Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Chăn nuôi đánh giá, đây là bước tiến vượt bậc về khoa học công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực nhân bản động vật.

Công nghệ áp dụng nhân bản lợn ỉ được thực hiện với quy trình tạo dòng "tế bào cho" từ mô tai, cấy chuyển nhân tế bào cho và tạo phôi lợn nhân bản, cùng nhiều quy trình chuyên môn khác. Đặc biệt, các nhà khoa học đã áp dụng các phương pháp mới như tạo tế bào trứng nhận không có màng sáng (zona pellucida) trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế.

"Thành tựu này đã mở ra các hướng nghiên cứu mới về ứng dụng công nghệ nhân bản động vật trong chọn giống, bảo tồn các loài động vật có giá trị cao, quý hiếm", ông Thiếu nói. Kết quả đạt được của đề tài đã được công bố trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế.

Lợn ỉ nhân bản được 4 ngày tuổi khỏe mạnh, phát triển bình thường. Ảnh: Văn Giang.

Công nghệ nhân bản vô tính ở động vật được các nhà khoa học thực hiện thành công từ năm 1979, tạo ra các cá thể từ một tế bào lấy từ nguyên bản gốc mà không phụ thuộc vào quá trình thụ tinh.

Đến năm 1996, sau 276 lần thử nghiệm, các nhà khoa học Scotland đã thành công trong việc nhân bản vô tính trên động vật có vú đầu tiên (nhân bản từ một tế bào soma lấy từ một động vật trưởng thành bằng kỹ thuật cấy chuyển nhân tế bào soma) để tạo ra được con cừu Dolly. Hai năm sau, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã nhân bản 8 con bê từ một con bò duy nhất. Hiện nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng công nghệ nhân bản vô tính.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Mang mùa xuân ra đảo

Thư viện ảnh  |  10:12 11/01/2025

Chiều muộn ngày 10/1, trên con tàu 634, Hải đội 137, 26 cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 169, Bộ Tư lệnh Vùng I Hải Quân cùng với đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã khởi hành chuyến thăm, tặng quà, chúc Tết nhân dân, cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà (thành phố Hải Phòng).

Thực hiện một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dịp Tết Nguyên đán

An ninh  |  06:25 11/01/2025

UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 21/UBND-TCDNC ngày 04 /01/2025 về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu năm 2025.

Trung Quốc duy trì liên lạc với WHO về HMPV  

Quốc tế  |  05:39 11/01/2025

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/1 cho biết vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về các bệnh hô hấp trong bối cảnh số ca nhiễm virus gây viêm phổi trên người (HMPV) gia tăng tại nước này.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC