Cụ thể, Nghị định 14/2021/NĐ-CP hiệu lực thi hành từ 20/4 thay thế Nghị định 90/2017/NĐ-CP, Nghị định 64/2018/NĐ-CP. Về mức phạt với vi phạm về đối xử nhân đạo với vật nuôi, Khoản 1 Điều 29 Nghị định này quy định, phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi: Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ; Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ; Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.
Mức phạt tiền trên được áp dụng với cá nhân. Đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì bị phạt tiền gấp đôi.
Trước đó, Luật Chăn nuôi 2018 cũng yêu cầu chủ vật nuôi phải đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi, trong vận chuyển, giết mổ và nghiên cứu khoa học.
Chủ vật nuôi không được bỏ đói, phải cung cấp đủ thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh cũng như không được đánh đập, hành hạ vật nuôi. Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y.
Khi giết mổ, hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ...
Nghị định 14/2021/NĐ-CP còn nêu rõ, thời gia xử phạt vi phạm về chăn nuôi là 1 năm trừ trường hợp vi phạm về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm có thời hiệu 2 năm.
Về hình thức xử phạt, Nghị định này quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Ngoài ra, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thu hồi giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi; Buộc tái chế sản phẩm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi; Buộc tiêu hủy chất cấm, nguyên liệu không có trong danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, động vật, sản phẩm giống vật nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi…
Những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực trong cuộc sống, nhất là trong thói quen mua sắm, tiêu dùng của người dân. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, dịch vụ giao, nhận hàng tại nhà giúp người tiêu dùng giảm được áp lực về thời gian, công sức trong việc mua sắm. Thế nhưng, điều này cũng đang tạo môi trường thuận lợi để các hình thức thủ đoạn lừa đảo mới xuất hiện. Bùng phát trong thời gian gần đây là vấn nạn kẻ xấu lợi dụng tâm lý chủ quan của người mua để giả danh nhân viên giao hàng (shipper) hòng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chuyển khoản.
Sáng 4/1, Chi bộ Chính trị (Đảng bộ Quân sự huyện Thanh Liêm) tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025-2027.
Giáo dục STEM được triển khai thực hiện nhằm góp phần bổ trợ và hoàn thành mục tiêu: tăng giáo dục trải nghiệm, thực hành, giảm tải lý thuyết hàn lâm trong chương trình giáo dục mới. Với Hà Nam, hiện các cơ sở giáo dục phổ thông trong toàn tỉnh đã thành lập, duy trì hoạt động mô hình câu lạc bộ (CLB) STEM để hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật (KHKT), tạo sân chơi trí tuệ cho các em thể hiện lòng say mê và khả năng sáng tạo của mình thông qua cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.