COVID-19 không phải là đại dịch đầu tiên nhân loại đối mặt nhưng là căn bệnh hiện đại duy nhất khiến các nước phải áp dụng biện pháp phong tỏa.
Trang web khoa học Futura (Pháp) dẫn lời các chuyên gia ghi nhận virus SARS-CoV-2 đặc biệt đáng sợ vì 5 yếu tố sau đây:
1. Siêu lây lan khó phát hiện
Hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) không phản ánh thực tế lây nhiễm của SARS-CoV-2 vì 70% bệnh nhân COVID-19 không lây virus cho ai và từ 10%-20% bệnh nhân có thể góp phần vào 80% số ca nhiễm.
Virus lây lan chủ yếu từ các ổ dịch một cách đột ngột và không thể đoán trước.
Về lý thuyết, chỉ cần truy vết những người siêu lây nhiễm sẽ khỏi áp đặt biện pháp phong tỏa, thế nhưng không có manh mối nào để tìm ra họ.
TS Joshua Schiffer giải thích trong một nghiên cứu đăng trên trang web MedRxiv: "Một cá nhân có thể đột ngột trở nên dễ lây nhiễm trong 1-2 ngày bởi virus thường tồn tại không liên tục trong đường hô hấp suốt nhiều tuần".
2. Virus thích "dạo chơi" trong không khí
Virus Ebola hoặc virus HIV lây truyền qua dịch tiết hoặc quan hệ tình dục nên dễ phòng ngừa hơn nhiều so với lây truyền qua đường hô hấp như SARS-CoV-2.
TS Joshua Schiffer ghi nhận: "Một người nhiễm SARS-CoV-2 khiến nhiều người bị nhiễm hơn bệnh cúm vì virus nhiễm qua môi trường khí dung".
GS Byron Erath chuyên ngành cơ học chất lỏng tại Đại học Clarkson (Mỹ) cho biết: "Các giọt li ti nhỏ hơn 5 micron có thể lơ lửng trong không khí nhiều phút hoặc thậm chí nhiều giờ".
Các hạt nhỏ li ti này không chỉ tồn tại lâu hơn mà còn xâm nhập vào phổi sâu hơn và hoạt động hiệu quả hơn làm tăng nguy cơ nhiễm.
Theo nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), trò chuyện kéo dài một tiếng trong phòng sẽ giải phóng 460 lần tải lượng virus cần thiết để lây nhiễm.
Hơn nữa, ngay cả khẩu trang y tế cũng khó ngăn chặn các hạt nhỏ hơn 3 micron.
3. Virus bị đột biến lây lan nhanh
Gần đây có nhiều biến thể SARS-CoV-2 mới xuất hiện. Chúng thúc đẩy dịch bệnh gia tăng và đặt nghi vấn về hiệu quả của vắc xin COVID-19.
Mọi virus đều bị đột biến thường xuyên nhưng SARS-CoV-2 dễ bị đột biến ngẫu nhiên hơn.
Theo nghiên cứu của Viện Weizmann (Israel), virus bị đột biến có thể tăng ái lực với các thụ thể ACE-2 hơn 600 lần giúp virus bám dính và xâm nhập tế bào. Nói cách khác, các biến thể mới có khả năng lây nhiễm nhiều hơn 600 lần.
Tệ hơn nữa là các biện pháp phòng ngừa có tác dụng với virus thông thường nhưng đôi khi lại có tác dụng ngược vì thúc đẩy các biến thể mới lây truyền.
4. Tỉ lệ tử vong... quá thấp
Có những bệnh nghiêm trọng hơn COVID-19 như virus Ebola có thể giết chết 90% số người bị nhiễm.
Đối với hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2003, tỉ lệ tử vong ước tính 43% nơi người trên 60 tuổi và 13% nơi người dưới 60 tuổi. Trong khi đó, tỉ lệ tử vong của COVID-19 chỉ từ 0,23%-1,15%.
GS dịch tễ học Arnaud Fontanet ở Viện Pasteur Pháp lưu ý: "Dịch SARS năm 2003 chỉ lây sau khi các triệu chứng xuất hiện, do đó đủ thời gian cách ly bệnh nhân trước khi họ lây nhiễm cho người khác. Và họ đều dễ phát hiện hơn vì thường mắc các dạng nghiêm trọng".
TS dịch tễ học Pascal Crépey (Pháp) khẳng định: "Tỉ lệ tử vong của virus không thực sự cho thấy dấu hiệu nguy hiểm của nó. Với quá trình tiến triển lặng lẽ hơn SARS, COVID-19 ảnh hưởng nhiều người hơn và do đó gây ra nhiều nạn nhân hơn".
59% số ca nhiễm COVID-19 đến từ những người không bộc lộ có triệu chứng, hoặc trong thời gian ủ bệnh hoặc từ bệnh nhân không bao giờ phát triển triệu chứng.
5. Các triệu chứng cực kỳ đa dạng
Các triệu chứng của bệnh cúm được biết đến nhiều như sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi, đau đầu. Trong khi đó, các triệu chứng của COVID-19 khiến các bác sĩ phải bối rối.
Một số bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn dạ dày, viêm ngoài da, viêm kết mạc, ảo giác khứu giác hoặc sưng lưỡi. COVID-19 cũng có thể gây các biến chứng tim mạch và não.
Thời gian kéo dài đặc biệt của các triệu chứng là đặc điểm khiến căn bệnh này không điển hình.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine, hơn 30% bệnh nhân COVID-19 có các triệu chứng dai dẳng ít nhất sáu tuần sau khi nhiễm. Ngoài ra không thể dự đoán bệnh nhân nào nhiều khả năng phát triển dạng nặng (từ 8%-15% trường hợp).
Tuổi tác, giới tính, béo phì và tiểu đường là những yếu tố nguy cơ được biết đến, nhưng một số bệnh nhân đột ngột nặng hơn và không thể giải thích được. Trong bối cảnh như thế, rất khó xác định các ưu tiên trong tiêm chủng vắc xin và phòng bệnh.
Chiều muộn ngày 10/1, trên con tàu 634, Hải đội 137, 26 cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn 169, Bộ Tư lệnh Vùng I Hải Quân cùng với đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã khởi hành chuyến thăm, tặng quà, chúc Tết nhân dân, cán bộ, chiến sỹ đang công tác tại huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà (thành phố Hải Phòng).
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 21/UBND-TCDNC ngày 04 /01/2025 về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu năm 2025.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/1 cho biết vẫn duy trì liên lạc chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về các bệnh hô hấp trong bối cảnh số ca nhiễm virus gây viêm phổi trên người (HMPV) gia tăng tại nước này.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.