Nghiên cứu được công bố hôm 16/10 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences. Virus có tên gọi SADS-CoV, bắt đầu lây truyền trong đàn lợn Trung Quốc kể từ năm 2016, gây ra tiêu chảy và nôn mửa. Virus đã giết chết 90% số lợn con dưới 5 ngày tuổi mắc bệnh.
Mầm bệnh cùng họ với nCoV gây bệnh Covid-19. Cả hai virus đều được cho là bắt nguồn từ dơi. Năm ngoái, một nhóm gồm 14 nhà dịch tễ học, chuyên gia miễn dịch và vi sinh tại Đại học Bắc Carolina (UNC) đã nghiên cứu SADS-CoV để xem liệu nó có thể truyền được sang người hay không.
Hai nhà nghiên cứu là Caitlin Edwards và Rachel Graham, Khoa Dịch tễ của UNC, đã đệ trình phát hiện mới hồi đầu năm 2020, trước khi Covid-19 bùng phát.
Bà Graham nói: "Nếu virus lan đến Mỹ, mối quan tâm hàng đầu sẽ là ngành chăn nuôi lợn. Trong các thí nghiệm, virus có thể thích nghi, sử dụng tế bào gan, ruột và đường thở của con người để làm vật chủ".
Con đường ngắn nhất để mầm bệnh truyền sang người là thông qua tiếp xúc, chẳng hạn giữa chủ nông trại và các đàn lợn trong chuồng. Trung Quốc hiện là nước có ngành chăn nuôi lợn lớn nhất thế giới, tiếp đến là Liên minh châu Âu và Mỹ.
Khi báo cáo công trình mới, nhóm nghiên cứu khuyến nghị tiếp tục giám sát các đàn lợn ở Trung Quốc, đặc biệt là sự lây lan của SADS-CoV trong đàn cũng như sự xuất hiện của các bệnh không rõ nguyên nhân trên người.
Ông Edwards cho biết Trung Quốc mới chỉ theo dõi được hoạt động của virus trên quần thể động vật, bởi đang phải xử lý hậu quả của đại dịch Covid-19 diễn ra trong cộng đồng dân cư. Đối với rủi ro căn bệnh lây lan sang người, theo ông, quốc gia cần "chú ý vào bất cứ biểu hiện nào chưa từng xuất hiện trước đây".
"Phần khó khăn là chúng ta chưa biết được triệu chứng của bệnh", bà Graham nói. Bà nhận định dù virus gây ra vấn đề đường tiêu hoá ở lợn, nó vẫn có thể để lại triệu chứng hô hấp trên người.
Dịp cận Tết Nguyên đán, nhu cầu tuyển dụng lao động làm việc thời vụ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cao nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ công việc. Qua đó, đã tạo cơ hội cho nhiều lao động có thêm khoản thu nhập để chi tiêu Tết.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng để thích ứng với già hóa dân số, thời gian qua Chi cục Dân số tỉnh Hà Nam đã tổ chức nhiều chương trình, hội nghị cung cấp, cập nhật thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe, kiến thức về chế độ dinh dưỡng; tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi trên địa bàn tỉnh.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 10/1/2025 về việc liên thông điện tử dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh, dữ liệu dân cư, dữ liệu hộ tịch để giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.