Điểm mới của dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh là có bổ sung thêm các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Cụ thể, Điều 9 của dự thảo Thông tư quy định giáo viên thu thập các thông tin khách quan, xác định đúng nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả và đặc điểm tâm lý của học sinh mắc khuyết điểm để lập kế hoạch giáo dục cho học sinh sửa chữa khuyết điểm. Giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn áp dụng một số biện pháp dưới đây để giáo dục kỉ luật tích cực phù hợp đối với từng học sinh như: khuyên bảo động viên; phê bình riêng; phối hợp với cha mẹ để cùng thực hiện các kế hoạch giáo dục; tư vấn tâm lý cho học sinh.
Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ học tập và rèn luyện đã được học sinh thỏa thuận, cam kết thực hiện theo nội quy của nhà trường như: Hoàn thành bài tập còn thiếu, viết lại bài cần học thuộc, viết lại nội quy; viết cảm nhận, kiểm điểm; sưu tầm, tìm hiểu sách, tài liệu, phim ảnh hoặc câu chuyện thực tế đã được trải nghiệm, có nội dung liên quan đến khuyết điểm của học sinh, sau đó trình bày suy nghĩ, cảm nhận về nội dung và bài học rút ra cho bản thân; lao động công ích như trực nhật, vệ sinh khuôn viên trường...
Học sinh mắc khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, vi phạm nội quy nhà trường, các quy chế, quy định của ngành Giáo dục, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi, nhà trường xem xét thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nêu trên hoặc áp dụng các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; cảnh cáo; tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng đối với học sinh vi phạm.
Hình thức kỷ luật cao nhất theo Thông tư 08 là “đuổi học một năm” nhưng trong dự thảo Thông tư mới đã thay từ “đuổi học” thành “tạm dừng học tập trên lớp” với mức tối đa giảm xuống còn hai tuần đối với những vi phạm như: Đánh nhau có tổ chức, sử dụng vũ khí gây thương tích nặng cho người khác; xâm phạm nhân phẩm, thân thể của giáo viên, học sinh khác…
Về khen thưởng học sinh, dự thảo nêu rõ: Việc khen thưởng cần phải dân chủ, công khai, công bằng, khách quan, kịp thời, đảm bảo thực chất, đúng người, đúng việc, tránh hình thức. Các hình thức khen thưởng gồm: Tuyên dương trước lớp; tuyên dương trước toàn trường; tặng giấy khen…
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Chiều 6/1, UBND thị xã Duy Tiên tổ chức hội nghị triển khai một số nội dung chuẩn bị Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025. Dự hội nghị có lãnh đạo các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tin và Truyền thông; Công thương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; lãnh đạo Thị ủy, UBND thị xã và các đồng chí trong Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025.
Chiều 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, chúc mừng, biểu dương, khen thưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam vừa giành chức vô địch Giải bóng đá Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024. Đây cũng là lần thứ 3 các cầu thủ Việt Nam giành chức vô địch tại giải đấu này.
Nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2024 (Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn) bảo đảm hiệu lực, hiệu quả.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.