Truyền thông nhà nước Nga đưa tin, tại buổi làm việc, Thủ tướng Mishustin đã đệ trình Tổng thống Putin danh sách ứng cử viên đảm nhận các chức bộ trưởng trong chính phủ mới. Tổng thống Putin cùng ngày cũng đã ký Sắc lệnh Tổng thống về “Cơ cấu các cơ quan hành pháp liên bang” và bổ nhiệm các thành viên chính phủ.
Theo sắc lệnh trên, chính phủ mới của Nga sẽ do Thủ tướng Mishustin đứng đầu và có 9 Phó Thủ tướng, trong đó ông Grigorenko giữ cương vị người đứng đầu Văn phòng Chính phủ và ông Andrey Removich Belousov đảm nhiệm vị trí Phó Thủ tướng Thứ nhất.
Các vị trí lãnh đạo các bộ "sức mạnh" không có nhiều biến động và nhiều thành viên Nội các cũ vẫn được tín nhiệm, theo đó ông Sergei Lavrov tiếp tục giữ chức ngoại trưởng; Bộ trưởng Quốc phòng là Sergei Shoigu; Bộ trưởng Nội vụ Vladimir Kolokoltsev; Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov; Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Denis Manturov...
Tối 21/1 (theo giờ địa phương), Tổng thống Putin đã dự cuộc họp đầu tiên với các thành viên tân Chính phủ Nga. Phát biểu tại cuộc họp, ông Putin nêu rõ: "Chính phủ mới hiện nay cân bằng hơn dù vừa trải qua một đợt cải tổ lớn".
Ngày 15/1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã tuyên bố từ chức và giải tán Chính phủ Liên bang Nga, vài tiếng sau khi Tổng thống Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang năm 2020.
Văn phòng báo chí Điện Kremlin cho biết, trước khi tuyên bố từ chức và giải tán chính phủ, Thủ tướng Medvedev đã gặp Tổng thống Putin để thảo luận về bài phát biểu Thông điệp Liên bang năm 2020.
Thủ tướng Medvedev cho rằng thông điệp này đã đề ra một số “thay đổi căn bản” đối với Hiến pháp Nga. “Những thay đổi này, khi được thông qua, sẽ tạo ra những đổi thay lớn, không chỉ đối với một số điều trong Hiến pháp, mà còn đối với sự cân bằng quyền lực về tổng thể”, ông Medvedev nói.
Ngày 16/1, ngay sau khi được Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga thông qua, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm người đứng đầu Cơ quan Thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin làm Thủ tướng mới.
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 20/1, Tổng thống Putin đã chuyển văn kiện sửa đổi Hiến pháp tới Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga. Ngày 21/1, cơ quan lập pháp này bắt đầu tiến hành phiên họp toàn thể để xem xét dự thảo luật về sửa đổi Hiến pháp Liên bang do tổng thống đề xuất.
Đây là những diễn biến mới nhất liên quan đến tình hình chính trị tại Nga sau khi Tổng thống Putin bất ngờ công bố kế hoạch cải tổ hệ thống chính trị trong thông điệp liên bang hôm 15/1 vừa qua.
Theo baotintuc.vn
Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng, đồng thời tiến hành công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Thủ tướng sẽ quyết định phương án thu hồi hoặc dùng ngân sách nhà nước mua cổ vật, bảo vật quốc gia về Việt Nam, theo Luật Di sản văn hóa sửa đổi.
Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.