Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất tắt mạng 2G vào năm 2022

Khoa học - Công nghệ 07:02 29/12/2019 Duy Nam
Theo Cục trưởng Cục Viễn thông Hoàng Minh Cường, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án dừng công nghệ di động cũ 2G vào năm 2022, giúp nhà mạng tiết kiệm chi phí vận hành và dành tần số, nguồn lực để tham gia vào công nghệ di động mới.

 

Lắp đặt thiết bị viễn thông. Ảnh: TL.

Lý do tắt sóng mạng 2G là do hiện nay trên mạng viễn thông Việt Nam đang tồn tại đồng thời 3 công nghệ di động mặt đất là GSM (2G) triển khai năm 1990; IMT 2000 (3G) triển khai từ năm 2009 và LTE-A (4G) triển khai từ 2016 và dự kiến triển khai thương mại 5G trong năm 2020.

Cùng với việc đưa ra lộ trình tắt sóng 2G, Bộ TT&TT đã cấp phép thử nghiệm 5G cho các doanh nghiệp viễn thông di động gồm: VNPT, MobiFone, Viettel. Trong đó, VNPT, MobiFone đang triển khai đầu tư, lắp đặt hệ thống thiết bị 5G thử nghiệm trên thực địa và thử nghiệm trong năm 2019.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020, lãnh đạo Bộ TT&TT cũng đã khẳng định, sẽ xem xét cấp phép chính thức 5G cho các doanh nghiệp vào năm 2020. Như vậy, nếu triển khai thương mại mạng 5G vào năm 2020 thì từ năm 2021, trên mạng viễn thông Việt Nam tồn tại đồng thời 4 công nghệ di động. Việc duy trì cùng lúc 4 công nghệ này bắt buộc các doanh nghiệp phải duy trì vận hành, khai thác 4 mạng công nghệ di động riêng biệt, gây tốn kém cho doanh nghiệp, tài nguyên tần số bị chia nhỏ. Đồng thời, doanh nghiệp không tập trung nguồn lực để tham gia vào công nghệ di động mới.

Theo đề xuất của Cục Viễn thông, việc loại bỏ công nghệ 2G cho phép giải phóng băng tần cho các công nghệ di động mới, giúp doanh nghiệp tiết kiệm và giảm chi phí khai thác, dành hạ tầng thụ động để phát triển các trạm phát sóng 5G trong thời gian tới.

Số thuê bao điện thoại di động năm 2019 hiện đạt hơn 125 triệu, giảm 3,6%. Số thuê bao băng rộng có sự gia tăng đáng kể, trong đó thuê bao di động băng rộng (3G, 4G) đạt hơn 61,3 triệu thuê bao, chiếm hơn 48 %; số còn lại hiện vẫn dùng công nghệ 2G.

Theo baotintuc.vn

 

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến, chủ trương một số nội dung thuộc thẩm quyền

Xây dựng Đảng - Chính quyền  |  12:39 23/11/2024

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 23/11, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức hội nghị cho ý kiến, chủ trương một số nội dung thuộc thẩm quyền. Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy.

Hội Nông dân Bình Lục trao bò vàng sinh sản cho hội viên nghèo 

Đoàn - Hội  |  12:12 23/11/2024

Hội Nông dân huyện Bình Lục vừa tổ chức trao tặng bò vàng sinh sản năm 2024 cho gia đình hội viên Nguyễn Thị Nam, thôn Phú Thủy, xã An Lão. Đây là hội viên nông dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gắn bó nhiệt tình với công tác hội.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Đoàn ĐBQH Hà Nam tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự án luật

Người đại biểu nhân dân  |  11:39 23/11/2024

Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp ở hội trường nghe trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số; báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận ở tổ 18.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC