Các đại biểu tham dự hội nghị.
Dự thảo Đề án phát triển DLCĐ tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020-2025 được xây dựng nhằm cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, chú trọng sản phẩm du lịch chất lượng và giá trị cao; đẩy mạnh kết nối các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh và cộng đồng thành chuỗi giá trị du lịch; đảm bảo chia sẻ lợi ích cộng đồng, DN và du khách được hưởng lợi từ hoạt động du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng và điều kiện…Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp phải cơ cấu lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp khó mang lại giá trị gia tăng cao, khu vực nông thôn phải đối măt với nhiều vấn đề về phát triển bền vững, tỉnh ta coi phát triển DLCĐ là một trong những giải pháp đem lại lợi ích kép cho người nông dân, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan môi trường sinh thái và hỗ trợ ngược lại cho phát triển đa dạng, bền vững của điểm đến du lịch Hà Nam.
Với nhiều thuận lợi về giao thông, tài nguyên du lịch phong phú, bề dày lịch sử- văn hóa, nằm giữa các trung tâm du lịch lớn của miền Bắc và có nguồn nhân lực du lịch dồi dào, Hà Nam có khả năng phát triển tốt DLCĐ. Theo đó, việc phát triển DLCĐ của tỉnh bên cạnh đảm bảo phù hợp với các quy hoạch, chiến lược phát triển KT-XH chung còn góp phần phát triển các cơ sở kinh tế cung cấp dịch vụ du lịch tại khu vực nông thôn, tạo việc làm và nguồn sinh kế ổn định, tăng thu nhập cho nông dân. Tỉnh ta phấn đấu đến năm 2025 sẽ có ít nhất từ 3-5 điểm du lịch tại các khu vực nông thôn được công nhận đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạ tầng và tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; thu hút 190.000 lượt khách du lịch, doanh thu du lịch đạt 168 tỉ đồng, tạo việc làm cho 950 lao động trực tiếp; ưu tiên phát triển DLCĐ tại 4 khu vực chủ đạo ở các huyện Kim Bảng, Lý Nhân, Duy Tiên, Bình Lục. Dự thảo Đề án cũng xác định một số nhiệm vụ và giải pháp quan trọng gồm: cơ chế hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại các địa phương đáp ứng được các yêu cầu phát triển DLCĐ, khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh DLCĐ; tăng cường quảng bá sản phẩm DLCĐ; phát triển nguồn nhân lực du lịch; xây dựng mô hình tổ chức, quản lý, kinh doanh DLCĐ. Tổng kinh phí thực hiện Đề án khoảng hơn 55,2 tỉ đồng, trong đó có 22,5 tỉ là ngân sách Nhà nước, còn lại là kinh phí từ các doanh nghiệp và các nguồn khác.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến, bổ sung nội dung cho Dự thảo Đề án Phát triển Du lịch cộng đồng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020-2025. Trong đó, tập trung vào một số nội dung như: phát triển DLCĐ cần quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan các khu du lịch; tăng cường hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn các điểm du lịch; cần xây dựng được tại mỗi huyện 1 mô hình DLCĐ điểm rồi mới nhân rộng; đối với nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách cần xác định rõ đầu tư cho các lĩnh vực, hoạt động cụ thể; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch không nên dựa vào nguồn xã hội hóa mà cần được thực hiện bằng ngân sách mới hiệu quả; quan tâm đào tạo cán bộ, hướng dẫn viên du lịch có trình độ... Đây là những ý kiến được Ban soạn thảo xây dựng Đề án ghi nhận, đánh giá cao và sẽ có chỉnh sửa, bổ sung hợp lý trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.
Thanh Hà
Chiều 14/5, đồng chí Trương Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo các trường đại học về đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo tại Khu Đại học Nam Cao. Dự buổi làm việc có đồng chí Đặng Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.
Việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa đang ngày càng được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất quan tâm thực hiện. Việc làm này đóng vai trò quan trọng, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại trong kinh doanh.
Theo kế hoạch, thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được thực hiện từ ngày 6/5/2025 đến hết ngày 5/6/2025. Người dân có thể truy cập ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh, vào mục “Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013” để xem nội dung dự thảo và gửi ý kiến góp ý.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.