Đây được cho là một bước thụt lùi đáng kể của EU trong việc thực hiện các tham vọng khí hậu mà khối này đang theo đuổi.
Thỏa thuận có tên gọi "Taxonomy" đã được Nghị viện châu Âu (EP) và Phần Lan, quốc gia đang giữ chức chủ tịch luân phiên của EU tới cuối năm 2019, thông qua hồi tuần trước. Khi đó, thỏa thuận được hoan nghênh như một cột mốc góp phần thiết lập một tiêu chuẩn toàn cầu về trái phiếu xanh và các sản phẩm tài chính khác hướng tới những nhà đầu tư quan tâm tới khí hậu.
Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 11/12 ở Brussels, các nhà ngoại giao của các quốc gia thành viên EU đã ngăn chặn thỏa thuận này do một số chính phủ còn nhiều quan ngại. Các quốc gia gồm Anh, Pháp, CH Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Romania, Bulgaria và Slovenia phản đối do lo ngại thỏa thuận sẽ khiến các dự án đầu tư trong lĩnh vực hạt nhân và than đá không được gắn mác "xanh". Dù những dự án đầu tư này không hoàn toàn bị loại khỏi cách phân loại mới của EU nhưng theo quy định nêu trong thỏa thuận thì rất khó để những dự án này được gắn mác "xanh", dẫn tới nguy cơ giảm nguồn vốn đổ vào trong tương lai trong khi Pháp hiện vẫn phụ thuộc vào năng lượng nguyên tử, còn các quốc gia châu Âu cũng dựa nhiều vào than đá.
Thỏa thuận của EU bị bác bỏ ngay trong ngày mà Ủy ban châu Âu (EC) công bố các kế hoạch để EU trở nên xanh hơn và giảm đáng kể lượng khí thải carbon. Đặc biệt, Taxonomy lại là một trụ cột chính của kế hoạch vì thỏa thuận này được kỳ vọng giúp tăng nguồn vốn cho các dự án năng lượng tái tạo và các dự án xanh khác, đồng thời giải quyết vấn đề các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn xanh một cách tự phát mà không có hệ thống.
Theo luật của EU, các nghị sĩ châu Âu và các chính phủ phải cùng thỏa hiệp về một điều luật được đề xuất khi hai bên tồn tại bất đồng về điều luật đó. Phần Lan, với tư cách chủ tịch luân phiên của EU, đã đại diện các quốc gia trong các cuộc đàm phán trước đó về thỏa thuận này. Thông thường các quốc gia thành viên đều ủng hộ những thỏa thuận mà quốc gia đại diện đã đạt được với EP, nhưng trường hợp này, các quốc gia thành viên phản đối dù Phần Lan đã nhất trí với nghị viện, càng chỉ ra những chia rẽ sâu sắc trong khối về vấn đề tài chính xanh.
Các quốc gia cho rằng văn bản thỏa thuận này không thể chỉ để một mình Phần Lan đại diện đàm phán. Một quan chức châu Âu cho biết có thể trong tuần tới các bên sẽ thống nhất về ủy nhiệm mới và các cuộc đàm phán với EP về vấn đề này sẽ được nối lại trong vài ngày tới để tìm ra thỏa thuận cuối cùng trước khi năm 2019 kết thúc.
Theo TTXVN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 - 2025.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), chiều 22/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Manet.
Chiều 22/11, tại sân bóng đá cỏ nhân tạo phường Lam Hạ (thành phố Phủ Lý), Đoàn Khối các cơ quan tỉnh tổ chức trao giải Giải Bóng đá Đoàn Khối các cơ quan tỉnh lần thứ XIII và hưởng ứng Chương trình "Những bước chân nhân ái vì cộng đồng" năm 2024. Dự trao giải có các đồng chí: Trần Nguyễn Hiền Anh, TUV, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Chánh văn phòng Tỉnh ủy; Đặng Anh Tuấn, TUV, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.