Bãi sông Hồng ở Mộc Bắc sạt lở mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, chăn nuôi bò sữa

Nông nghiệp 13:33 29/11/2019 Mạnh Hùng
Khoảng 2 năm trở lại đây bãi sông Hồng sạt lở rất mạnh. Mỗi năm lòng sông lấn vào bãi sâu cả chục mét. Thiệt hại do mất đất và cỏ bị ngập nước sau mỗi đợt mưa của trang trại lên đến 40 – 50 triệu đồng. Với tình trạng này diện tích đất sản xuất sẽ ngày càng bị thu hẹp, khó khăn cho phát triển đàn bò sữa.

Trang trại chăn nuôi bò sữa của anh Nguyễn Tiến Đạt nằm trong vùng chăn nuôi bò sữa bền vững của Công ty TNHH Friesland Campina Hà Nam được giao 6 ha đất bãi ven sông Hồng để trồng cỏ. Khi được giao đất, doanh nghiệp cắm mốc giới phần đất sản xuất của trang trại cách mép nước sông Hồng 15m. Tuy nhiên, hiện nay lòng sông đã sạt lở lấn sâu vào quá mốc giới khá dài. Không những vậy, nền đất sản xuất cũng bị trượt dẫn đến hạ thấp gần 1m. Do đó, khi có mưa, lũ trên sông Hồng lên cao làm cho cỏ và ngô bị chết nhiều do ngập nước, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn xanh cho bò sữa của trang trại. 

Anh Đạt cho biết: Khoảng 2 năm trở lại đây bãi sông Hồng sạt lở rất mạnh. Mỗi năm lòng sông lấn vào bãi sâu cả chục mét. Thiệt hại do mất đất và cỏ bị ngập nước sau mỗi đợt mưa của trang trại lên đến 40 – 50 triệu đồng. Với tình trạng này diện tích đất sản xuất sẽ ngày càng bị thu hẹp, khó khăn cho phát triển đàn bò sữa.

Diện tích trồng cỏ cho trang trại bò của anh Nguyễn Tiến Đạt (nằm trong Dự án phát triển ngành sữa bền vững tại Mộc Bắc) đang bị sạt lở.

Trang trại bò sữa của gia đình anh Nguyễn Cao Lan có diện tích 6 ha, chiều dài dọc sông Hồng 90 m cũng bị sạt lở mạnh, sâu vào đến 50 m. Do vậy, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn xanh cho đàn bò sữa hơn 90 con nuôi tại trang trại. Mùa hè, ngô và cỏ cao sản phát triển mạnh nhưng nguồn thức ăn xanh vẫn thiếu hụt đến 20%, mùa đông thiếu 50%. Anh Lan đã phải mua thêm cây ngô bên ngoài để bổ sung và dự trữ thức ăn cho bò. 

Theo anh Lan, cách đây khoảng 3 – 4 tháng  bãi sông sạt lở rất mạnh, nước xói vào sụt cả mảng lớn, kéo theo cả cây ngô xuống sông. Quy mô chuồng trại của gia đình nuôi tối đa được 120 con bò sữa. Tuy nhiên, với tình trạng đất bãi được giao sản xuất sạt lở như vừa qua, nếu tăng đàn kéo theo nỗi lo thiếu trầm trọng thức ăn xanh.

Vùng chăn nuôi bò sữa bền vững của Công ty Friesland Campina Hà Nam có diện tích gần 66 ha tại khu đất bãi sông Hồng thuộc xã Mộc Bắc (Duy Tiên). Hiện nay có 7 trang trại bò sữa được xây dựng với diện tích 6 ha/trang trại. Theo tổng hợp của doanh nghiệp, đến đầu năm 2018 ước tính phần đất bãi trong vùng chăn nuôi bò sữa bền vững của doanh nghiệp bị sạt lở khoảng 5 ha, chạy dọc sông có chiều dài 1.440 m, rộng trung bình 34,6 m. Có đoạn lúc sạt sâu vào 60 – 70 m. Sạt lở đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển sản xuất của các trang trại bò sữa trong vùng. Hai năm qua, Công ty Friesland Campina Hà Nam đều có công văn gửi các cấp, ngành chức năng về tình trạng sạt lở bãi sông tại vùng Dự án phát triển ngành sữa bền vững tại Mộc Bắc.

Tình trạng sạt lở, nhất là vào mùa mưa, bão, lũ diễn ra thường xuyên trên toàn tuyến bãi sông Hồng của xã Mộc Bắc. Hằng năm, chính quyền địa phương đều phải kiểm tra, đánh giá để có biện pháp giảm trừ sản lượng cho những hộ dân nhận thầu đất bãi sản xuất. Năm 2018, dọc tuyến bãi do xã quản lý (không kể trong vùng dự án của Công ty Friesland Campina Hà Nam) có 2,1 ha đất bãi bị sạt lở.

Được biết, UBND tỉnh đã có Công văn số 3050 ngày 16/10/2019 gửi các ngành chức năng về việc xử lý khai thác cát trái phép khu vực Dự án phát triển ngành sữa bền vững của Công ty Friesland Campina Hà Nam tại xã Mộc Bắc (Duy Tiên). 

Qua kiểm tra thực tế của cơ quan chức năng có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở bãi sông Hồng tại Mộc Bắc, như: Tác động từ biến đổi khí hậu, mưa cường độ lớn xảy ra; địa chất ở các vị trí sạt lở chủ yếu là thành phần phù sa, cát bồi mềm kết cấu rời rạc dễ bị xói mòn… Trong đó, có một phần nguyên nhân từ tình trạng khai thác cát dưới lòng sông gần khu vực trồng trọt của dự án. Hiện có 2 doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản (cát) trên sông Hồng thuộc địa bàn xã Mộc Bắc.

Thực tế, tình trạng sạt lở bãi sông Hồng đang ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của người dân, nhất là tại Dự án phát triển ngành sữa bền vững của Công ty Friesland Campina Hà Nam. Ông Nguyễn Đình Thuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở NN & PTNT) cho biết: Nhận được thông tin, chi cục đã tiến hành kiểm tra thực tế, báo cáo UBND tỉnh và các ngành chức năng để có hướng giải quyết trong thời gian tới.

Thành Nam

TIN MỚI CẬP NHẬT

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch

Du lịch  |  10:46 24/11/2024

Du lịch Hà Nam đang có những chuyển biến tích cực với lượng khách và doanh thu tăng trưởng cao. Thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành chức năng của Hà Nam định hướng cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Để làm được điều này, việc phát triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tại chỗ là việc quan trọng, cấp thiết.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia

Chính trị  |  05:59 24/11/2024

Chiều 23/11, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, trong khuôn viên Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam có buổi gặp gỡ, trò chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Campuchia.

Tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục, thể thao

Trong tỉnh  |  05:43 24/11/2024

Nhằm giúp hội viên người khuyết tật (NKT) tự tin, có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống, thời gian qua, Hội NKT tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ NKT hòa nhập với cộng đồng, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao (TDTT).

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC