Những đặc tính tuyệt vời của mật ong khiến nó vô cùng hấp dẫn trong các lĩnh vực như sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm và công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên, việc mở rộng sản xuất mật ong sẽ làm tổn hại loài này lẫn môi trường, đồng thời làm giảm số lượng ong trên toàn thế giới.
Do đó, loại mật không cần ong mới này sẽ giúp giải quyết các tác động tiêu cực trên. Loại mật này được sản xuất nhờ vi khuẩn bacillus subtilis và những vi khuẩn này đã học được cách sản xuất mật ong nhờ cơ chế tái lập trình trong phòng thí nghiệm.
Thông thường, để tiêu hóa và bảo quản lượng phấn hoa thu thập được, loài ong sử dụng các enzyme đặc biệt trong dạ dày biến số phấn hoa này thành mật. Với phương pháp mới, các vi khuẩn sẽ được tách khỏi sản phẩm cuối qua việc sử dụng màng lọc.
Các sinh viên cũng thiết kế mạch tổng hợp nhằm điều chỉnh sự sao chép các enzyme cần thiết, qua đó kiểm soát chất lượng thành phẩm cuối cùng của mật như hương vị hay các ứng dụng cần thiết.
Kết quả nghiên cứu khẳng định sản phẩm trên có thể mở ra lĩnh vực mới trong việc sản xuất mật mà không làm tổn hại đến loài ong, lại vừa ứng dụng được trong lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm.
Theo Vietnam+
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox), trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Những năm gần đây, sản xuất trên đồng ruộng của xã Đồn Xá (Bình Lục) đã có thay đổi đáng kể. Các vùng sản xuất theo hướng tập trung, tạo ra sản phẩm hàng hóa được hình thành. Cây lúa từ vai trò bảo đảm lương thực tại chỗ đã chuyển sang đóng góp vào thu nhập cho người dân. Có được kết quả đó Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Đồn Xá đã đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.
Những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam đã đẩy mạnh thực hiện giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) trong nhà trường. Qua đó, đã từng bước nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên (HSSV) về tác hại của thuốc lá, hạn chế tình trạng học viên hút thuốc trong trường học, xây dựng trường học không khói thuốc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.