Thứ Sáu ngày 18/10 vừa qua, Christina Koch và Jessica Meir đã tiến hành "chuyến đi bộ trong không gian của phi hành đoàn toàn phụ nữ đầu tiên", nhằm thực hiện nhiệm vụ thay thế một phần cứng bị lỗi giúp cung cấp năng lượng cho Trạm vũ trụ quốc tế.
Trước khi lên trạm vũ trụ vào tháng 9, Meir tâm sự với Space.com rằng: "Tôi muốn trở thành người phụ nữ đầu tiên trên mặt trăng. Đó sẽ là nhiệm vụ lý tưởng của tôi. Đã đến lúc con người quay trở lại mặt trăng và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có thể làm điều đó trong tương lai gần và tôi rất thích trở thành người thực hiện nhiệm vụ đó".
Meir cũng nói với Space.com về giấc mơ của cô không chỉ là một phi hành gia, mà đến một ngày nào đó hoàn thành một chuyến đi ngoài không gian. Cô ấy nói rằng cô ấy "thực sự mong đợi cơ hội để thực hiện chuyến đi vì đó là những gì tôi luôn hình dung bản thân mình sẽ làm cả đời."
Nữ du hành Meir tâm sự trong buổi phát sóng trên mạng: "Tôi đã viết điều này trong cuốn niên giám cấp ba của mình về kế hoạch trong tương lai, tôi nói: mục tiêu của tôi là đi đến một con tàu vũ trụ. Và cuối cùng tôi đã hiện thực hóa được giấc mơ đó".
Cô nói tiếp: "Một giấc mơ khác là được lên mặt trăng. Mặt trăng là hình ảnh trong bức vẽ đầu tiên của tôi, và tôi muốn trở thành một phi hành gia từ hồi lớp một để được đứng trên bề mặt của mặt trăng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng có lẽ tôi sẽ thực hiện ước mơ của mình”.
Meir là một trong 12 phụ nữ đang hoạt động trong quân đoàn phi hành gia của NASA và đủ điều kiện để được chọn cho nhiệm vụ Artemis đầu tiên đưa con người trở lại lên bề mặt mặt trăng. Koch, một phi hành gia kỳ cựu, cũng là một trong 12 phụ nữ có thể được chọn là người phụ nữ đầu tiên đi bộ trên mặt trăng.
Việc Koch hay Meir sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên lên mặt trăng không có gì đáng ngạc nhiên, vì cả hai đã được chấp nhận vào quân đoàn phi hành gia cùng một lúc vào năm 2013 và đã trở thành những người bạn tuyệt vời kể từ đó.
"Tôi chắc chắn không nhất thiết phải biết quy trình tuyển chọn", Koch nói thêm, "nhưng tôi biết rằng mỗi người trong văn phòng của chúng tôi đều cực kỳ có trình độ và bất cứ ai làm nhiệm vụ đó cũng đều người phù hợp với công việc và sẽ mang theo những hy vọng và ước mơ của mọi người".
Trước đó, ngay sau chuyến đi bộ lịch sử ngoài không gian của hai nữ du hành vũ trụ, NASA đã tổ chức một buổi họp báo. Tại đây, Quản trị viên của NASA Jim Bridenstine cho biết sẽ tuyển chọn một người phụ nữ để đặt chân lên mặt trăng vào năm 2024. Và hơn thế nữa, rất có thể người đầu tiên trên sao Hỏa vào năm 2030 cũng là phụ nữ.
Chuyến đi lịch sử của hai phụ nữ đầu tiên ngoài không gian.
Theo ông Jim Bridenstine, NASA chưa công bố ai sẽ là người phụ nữ đầu tiên trên mặt trăng, nhưng dù cô ấy là ai, cô ấy cũng sẽ lên kế hoạch hạ cánh vào năm 2024. Nhiệm vụ hạ cánh trên mặt trăng này là một phần của chương trình Artemis của NASA, là tiền thân của cơ quan để thiết lập sự hiện diện của con người vĩnh viễn trên và xung quanh mặt trăng, từ đó có thể giúp mở đường lên sao Hỏa.
Sau nửa thế kỷ, NASA sẽ đưa con người lên mặt trăng trở lại, một phi hành gia may mắn sẽ đi vào lịch sử vì trở thành người phụ nữ đầu tiên trên mặt trăng. Sau đó, sẽ không lâu nữa chúng ta sẽ nhìn thấy người phụ nữ đầu tiên trên sao Hỏa, Quản trị viên NASA Jim Bridenstine cho biết.
NASA hiện chưa có kế hoạch cụ thể cho việc hạ cánh của con người trên sao Hỏa, mặt trăng đang là ưu tiên hàng đầu của cơ quan này, nhưng Bridenstine đã nói rằng cuộc đổ bộ sao Hỏa của phi hành đoàn đầu tiên có thể diễn ra vào khoảng năm 2030. Trong khi đó, công ty vũ trụ tư nhân SpaceX đang chế tạo tên lửa sao Hỏa Starship, có thể giúp NASA đưa những phi hành gia đầu tiên đến “Hành tinh Đỏ”.
Theo nhandan
Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành.
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox), trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Những năm gần đây, sản xuất trên đồng ruộng của xã Đồn Xá (Bình Lục) đã có thay đổi đáng kể. Các vùng sản xuất theo hướng tập trung, tạo ra sản phẩm hàng hóa được hình thành. Cây lúa từ vai trò bảo đảm lương thực tại chỗ đã chuyển sang đóng góp vào thu nhập cho người dân. Có được kết quả đó Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Đồn Xá đã đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.