Chiều 12/4/1975, tại Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn ở phía tây thị trấn Lộc Ninh, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh Chiến dịch, giao nhiệm vụ cho Quân đoàn 3 tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định.
Chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn, cùng ngày, Sư đoàn 320B Quân đoàn 3 hành quân đến tập kết tại Đồng Xoài.
Cũng trong ngày 12/4/1975, Thường vụ Thành ủy Sài Gòn-Gia Định họp bàn ra nghị quyết chuẩn bị khẩn trương cho chiến dịch giải phóng thành phố và giao nhiệm vụ cho các đơn vị cơ sở, các lực lượng phối hợp với các cánh quân chủ lực.
Thành ủy chỉ đạo chuẩn bị cho đòn nổi dậy của quần chúng, rải truyền đơn, phát triển thực lực; các cấp tăng cường cán bộ, đảng viên và các cơ sở quần chúng. Biệt động Thành nắm chắc các tổ biệt động, quần chúng có vũ trang, sẵn sàng phát động quần chúng nổi dậy. Lực lượng đứng vùng ven được lệnh sẵn sàng tiến vào nội đô.
Lực lượng hậu cần bảo đảm cho Chiến dịch (các đoàn: 210, 814, 235, 220, 230, 240) triển khai hoạt động, kết hợp chặt chẽ với cơ sở hậu cần vùng ven và nội đô tiếp nhận sự chi viện của Trung ương, xây dựng thế trận cung cấp liên hoàn rộng khắp.
Ngày 12/4/1975, lực lượng của Quân khu 9 nổ súng tiến công, đánh thiệt hại nặng chi khu Ba Càng, chi khu Bình Minh, phân chi khu Đông Thành, diệt và bức rút 13 đồn, giải phóng một đoạn bờ nam sông Hậu. Bộ đội địa phương Vĩnh Long tiêu diệt hậu cứ tiểu đoàn bảo an và phân chi khu Mỹ Thuận, bức rút 12 đồn bót.
Tại mặt trận Cần Thơ, đêm 12/4/1975, Trung đoàn 20 ra được bên ngoài lộ Vòng Cung, nhưng Trung đoàn 10, Trung đoàn 2, do bị phong tỏa, phải chiến đấu quyết liệt với địch, mấy ngày sau đó mới ra được.
Địch truy kích và càn quét trong và ngoài lộ Vòng Cung để tiêu diệt lực lượng của thành phố và tỉnh Cần Thơ còn bám trụ.
Đồng thời, chúng tập trung hầu hết lực lượng Quân đoàn 4 về co cụm bảo vệ Cần Thơ, huy động 50% lính các cơ quan giữ các cao ốc, các vị trí tiền đồn, cơ quan đầu não của chúng.
17 giờ ngày 12/4/1975, Quân giải phóng sử dụng pháo 105mm thu được của địch bắn vào chi khu Bình Minh, trường huấn luyện Cái Vồn, sân bay Trà Nóc, tiểu khu Phong Dinh, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Cần Thơ, Sở chỉ huy và nhà riêng Nguyễn Khoa Nam - Tư lệnh Quân khu 4 Việt Nam Cộng hòa.
Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngay từ sáng sớm ngày 17/5 người dân từ khắp nơi đã đổ về chùa Tam Chúc (thị xã Kim Bảng) để chờ đón xá lợi Đức Phật được cung rước từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về tôn trí tại chùa Tam Chúc. Dự kiến ngày hôm nay có khoảng 60.000 du khách và người dân về dự lễ cung nghinh và tôn trí xá lợi Phật tại chùa Tam Chúc.
Sáng 17/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được cung rước từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về tôn trí tại chùa Tam Chúc (Hà Nam). Lịch trình cung rước xá lợi Đức Phật từ chùa Quán Sứ theo hướng đường Giải Phóng, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến Trạm thu phí Liêm Tuyền. Ban Tổ chức bố trí khoảng 30 xe mô hình, xe hoa cung rước. Đoàn rước đi qua cầu Liêm Chính – đường Lê Duẩn – Quảng trường trống Đọi Tam - đường Lê Công Thanh – đường Biên Hòa – QL1A cũ – đường Trần Phú – UBND tỉnh Hà Nam – cầu Hồng Phú – đường Lý Thường Kiệt về chùa Tam Chúc. Trên các tuyến đường đoàn cung rước đi qua, đông đảo nhân dân, phật tử và du khách vui mừng đón chào.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.