Trong thời gian từ 11 - 17/4, các nghệ sỹ sẽ được tham gia các hoạt động sáng tác, giao lưu, thâm nhập thực tế tại nhiều khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của Hà Nam như: chùa Bà Đanh, Vương cung thánh đường Sở Kiện, Từ đường Nguyễn Khuyến, Khu lưu niệm Cát Tường, đền Trần Thương, Khu lưu niệm nhà văn Nam Cao, nhà Bá Kiến, đền Lảnh Giang, làng dệt lụa Nha Xá…
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Toàn khẳng định bề dày văn hóa truyền thống, cách mạng của vùng đất Hà Nam – nơi còn lưu giữ nhiều trầm tích văn hóa tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng; quê hương của những người con anh dũng, đã sống, cống hiến và hy sinh vì sự trường tồn, phát triển của dân tộc; những nhà khoa bảng làm rạng danh quê hương đất nước… Hà Nam còn là cái nôi của nhiều loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc mà sự tồn tại và phát triển của nó đã phản ánh sâu sắc đời sống lao động, tâm hồn và tư duy sáng tạo độc đáo của con người trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của vùng đất này. Tất cả trở thành nguồn lực và động lực quan trọng để Hà Nam xây dựng và phát triển văn hóa, văn nghệ trong thời kỳ mới, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Hà Nam. Đồng chí mong muốn trong thời gian tham dự trại sáng tác, các văn nghệ sỹ, tác giả được thâm nhập thực tế, tìm hiểu, khai thác và phát hiện được nhiều tư liệu có ý nghĩa, giá trị phục vụ hoạt động sáng tác, cho ra đời nhiều tác phẩm VHNT đạt chất lượng, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Thông qua các hoạt động này, các văn nghệ sỹ sẽ góp phần tôn vinh, quảng bá hình ảnh văn hóa và những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nam.
Ngay sau lễ khai mạc, các văn nghệ sỹ đã đi thực tế, thăm, tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử Đền Liệt sỹ tỉnh và Đền thờ 10 nữ dân quân Lam Hạ, tại thành phố Phủ Lý.
Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngay từ sáng sớm ngày 17/5 người dân từ khắp nơi đã đổ về chùa Tam Chúc (thị xã Kim Bảng) để chờ đón xá lợi Đức Phật được cung rước từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về tôn trí tại chùa Tam Chúc. Dự kiến ngày hôm nay có khoảng 60.000 du khách và người dân về dự lễ cung nghinh và tôn trí xá lợi Phật tại chùa Tam Chúc.
Sáng 17/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được cung rước từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về tôn trí tại chùa Tam Chúc (Hà Nam). Lịch trình cung rước xá lợi Đức Phật từ chùa Quán Sứ theo hướng đường Giải Phóng, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến Trạm thu phí Liêm Tuyền. Ban Tổ chức bố trí khoảng 30 xe mô hình, xe hoa cung rước. Đoàn rước đi qua cầu Liêm Chính – đường Lê Duẩn – Quảng trường trống Đọi Tam - đường Lê Công Thanh – đường Biên Hòa – QL1A cũ – đường Trần Phú – UBND tỉnh Hà Nam – cầu Hồng Phú – đường Lý Thường Kiệt về chùa Tam Chúc. Trên các tuyến đường đoàn cung rước đi qua, đông đảo nhân dân, phật tử và du khách vui mừng đón chào.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.