Sau nhiều năm làm việc trên thành phố, đến năm 2021 khi dịch bệnh Covid – 19 xảy ra, anh Nguyễn Thanh Nam (ở tổ 7, phường Ba Sao) đã tiếp nhận lại hơn 1ha trồng na của bố mẹ để tiếp tục phát triển mô hình. Theo chia sẻ của anh Nam, trồng na cũng là mô hình kinh tế hiệu quả song do trước đây, gia đình anh chưa áp dụng khoa học kỹ thuật đúng cách nên sản lượng chưa đạt như mong muốn. Nếu có sự đầu tư phát triển, anh Nam tin rằng việc phát triển kinh tế với cây na cũng sẽ có được thu nhập tốt.
Trong quá trình phát triển kinh tế của mình, anh Nam đã vừa làm, vừa học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để tích lũy kinh nghiệm về trồng và chăm sóc cây na, bảo đảm cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện, mô hình trồng na của anh Nam có tổng số hơn 2.000 gốc na, trong đó, khoảng 1.300 cây đã cho thu hoạch. Mỗi năm, na ra quả 2 vụ gồm vụ chính vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 âm lịch và trái vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch. Sản lượng mỗi vụ đạt hơn 10.000 tấn. Mỗi vụ na, thương lái đến tận vườn thu mua, giá bán khoảng 25.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình... Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, anh Nguyễn Thanh Nam cho biết: Trên thực tế, cây na đã cho thấy giá trị kinh tế tương đối cao và ổn định. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục trồng bổ sung thêm hơn 100 cây trên diện tích đất còn trống. Đồng thời, mong muốn được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hơn nữa thu nhập cho gia đình.
Được biết, trên địa bàn thị xã Kim Bảng hiện có khoảng 20 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: xưởng sản xuất gốm của anh Lại Tuấn Sơn (phường Quế); mô hình nuôi cầy hương của anh Nguyễn Văn Hiếu, mô hình làm cây cảnh bon-sai từ dây kim loại của anh Đặng Xuân Trường (phường Tân Sơn); các mô hình sản xuất đồ gỗ ở Nhật Tân; làm đồ thủ công mỹ nghệ ở Đồng Hóa… Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, nhiều mô hình còn tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.
Có được những thành công này, bên cạnh sự chủ động, tự tin của thanh niên, những năm qua, tổ chức đoàn các cấp trên địa bàn thị xã đã duy trì và triển khai có hiệu quả các hoạt động đồng hành, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, việc làm; phối hợp tổ chức thường xuyên hoạt động tư vấn, hỗ trợ thông tin, thủ tục pháp lý, cơ chế, chính sách và những kiến thức, kỹ năng cho thanh niên khởi nghiệp; tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua các chương trình, sự kiện của đoàn; giới thiệu để thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay qua hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã với tổng số dư nợ trên 90 tỷ đồng...
Đồng chí Nguyễn Thùy Linh, Bí thư Thị đoàn Kim Bảng cho biết: Hằng năm, Thị đoàn đã phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu với cấp ủy, chính quyền đối thoại với ĐVTN. Từ đó, nhiều nguyện vọng chính đáng của thanh niên liên quan đến hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để khởi nghiệp, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm... đã được lãnh đạo trao đổi, giải quyết. Bên cạnh đó, Thị đoàn cũng chỉ đạo các cấp bộ đoàn thành lập các câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi tại địa phương để thanh niên có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm; làm tốt công tác tuyên truyền, tạo cơ hội để thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay một cách hiệu quả, kịp thời. Tính riêng năm 2024, Thị đoàn đã hoàn thiện thủ tục để giải ngân nguồn vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cho 11 dự án tại Tượng Lĩnh, Đồng Hóa với số vốn gần 1 tỷ đồng. Cùng với đó, các hoạt động nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên và toàn xã hội về nghề nghiệp, việc làm được các cấp bộ đoàn tập trung triển khai sâu rộng. Trong năm 2024, toàn huyện đã tổ chức 12 buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp, thu hút hơn 6.000 lượt ĐVTN tham gia; giới thiệu việc làm cho 780 ĐVTN.
Thông qua các mô hình cụ thể và đóng góp thiết thực cho cộng đồng, xã hội đã khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng thanh niên Kim Bảng trong phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp.
Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngay từ sáng sớm ngày 17/5 người dân từ khắp nơi đã đổ về chùa Tam Chúc (thị xã Kim Bảng) để chờ đón xá lợi Đức Phật được cung rước từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về tôn trí tại chùa Tam Chúc. Dự kiến ngày hôm nay có khoảng 60.000 du khách và người dân về dự lễ cung nghinh và tôn trí xá lợi Phật tại chùa Tam Chúc.
Sáng 17/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã được cung rước từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về tôn trí tại chùa Tam Chúc (Hà Nam). Lịch trình cung rước xá lợi Đức Phật từ chùa Quán Sứ theo hướng đường Giải Phóng, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến Trạm thu phí Liêm Tuyền. Ban Tổ chức bố trí khoảng 30 xe mô hình, xe hoa cung rước. Đoàn rước đi qua cầu Liêm Chính – đường Lê Duẩn – Quảng trường trống Đọi Tam - đường Lê Công Thanh – đường Biên Hòa – QL1A cũ – đường Trần Phú – UBND tỉnh Hà Nam – cầu Hồng Phú – đường Lý Thường Kiệt về chùa Tam Chúc. Trên các tuyến đường đoàn cung rước đi qua, đông đảo nhân dân, phật tử và du khách vui mừng đón chào.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.