Ngày 26/3/1975, nhằm tiếp tục xây dựng các binh đoàn chủ lực cơ động, tạo những “quả đấm quyết định”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy, Bộ trưởng Quốc phòng ký quyết định số 54/QĐ-QP thành lập Binh đoàn Tây Nguyên, phiên hiệu công khai là B.3, trực thuộc Bộ Quốc phòng, do đồng chí Vũ Lăng làm Tư lệnh, đồng chí Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy.
Đến 26/3/1975, trên địa bàn Thừa Thiên-Huế, qua hai đợt tiến công và nổi dậy, ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch gồm: Sư đoàn 1 bộ binh, Lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến, 2 lữ đoàn biệt động, 1 lữ đoàn kỵ binh thiết giáp, 3 thiết đoàn, 8 tiểu đoàn pháo, 15 tiểu đoàn và 21 đại đội bảo an, 319 trung đội dân vệ, 7.000 cảnh sát, toàn bộ hệ thống ngụy quyền và hơn 3,6 vạn phòng vệ dân sự, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh của chúng.
Cùng ngày, Quân ủy Trung ương gửi điện khen bộ đội Quân khu Trị-Thiên và Quân đoàn 2: “Việc đánh chiếm và giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và chính trị rất lớn. Chiến công đó làm cho nhân dân cả nước nức lòng phấn khởi, làm cho địch suy yếu thêm một bước mới hết sức nghiêm trọng”.
Tại sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn 2, các đồng chí trong Bộ Tư lệnh và Tham mưu trưởng họp bàn kế hoạch sử dụng Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 tiếp tục phát triển tiến công vào phía nam theo kế hoạch thời cơ và quyết định sử dụng Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 tiến vào nam theo Đường số 14.
Sáng 26/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn hạ quyết tâm sử dụng Trung đoàn 18 tiếp tục phát triển tiến công đánh chiếm đèo Hải Vân, chuẩn bị bàn đạp để khi có lệnh sẽ tham gia giải phóng Đà Nẵng.
Để giải quyết khó khăn về hậu cần, cùng ngày, Cục Hậu cần Quân đoàn nhanh chóng tổ chức lực lượng thu hồi và quản lý các căn cứ hậu cần của địch ở Phú Bài, Ấp 5, sử dụng cấp phát cho các đơn vị.
Trên hướng đường số 1 của Quân đoàn 2, cuộc chiến đấu mở đường đánh vào Đà Nẵng của Trung đoàn 18 Sư đoàn 325 diễn ra ngay khi nhiệm vụ giải phóng Thừa Thiên-Huế chưa kết thúc. Đến ngày 26/3/1975, đơn vị giải phóng Nước Ngọt, Thừa Lưu, diệt cứ điểm Thổ Sơn.
Trên hướng Đường số 14, Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 được phối thuộc một tiểu đoàn xe tăng, một tiểu đoàn công binh, một tiểu đoàn cao xạ, một tiểu đoàn pháo binh, từ đêm 26/3/1975 đã gấp rút hành quân vào chiếm lĩnh bàn đạp tiến công Đà Nẵng từ hướng tây bắc.
Cùng ngày Bộ Tư lệnh Quân khu Trị-Thiên và Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 nhận được chỉ thị của Bộ Tổng Tham mưu chỉ rõ: “Nhiệm vụ cơ bản của Thừa Thiên-Huế là tiếp tục lùng sục tù binh… Lực lượng Quân khu Trị Thiên sau khi đã tiêu diệt hết các bộ phận quân địch còn chống cự, phải nhanh chóng thu quân, chuẩn bị sẵn sàng chuyển hướng tiến công giải phóng Đà Nẵng”.
Phát triển chiến đấu trên hướng Tây Nguyên, ngày 26/3/1975, Trung đoàn 93 và lực lượng huyện Hoài Nhơn giải phóng thị trấn Tam Quan.
Cùng ngày từ Quảng Nam, theo lệnh của trên, Sư đoàn 2, các trung đoàn pháo binh 572, cao xạ 573, thiết giáp 574 cơ động ra Thăng Bình, Quế Sơn sẵn sàng tiến về Đà Nẵng.
Trên tuyến đường Hồ Chí Minh, ngày 26/3/1975, Sư đoàn ô-tô 571 nhận lệnh tập trung 1.000 xe cùng với lực lượng vận tải ô-tô của Cục Vận tải (Tổng cục Hậu cần), cơ động Quân đoàn 1 - lực lượng dự bị chiến lược của Bộ, từ Vĩnh Linh vào Đồng Xoài chuẩn bị tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
Ngày 4/4 (7/3 năm Ất Tỵ), chùa Hoa Lâm, thôn Đồng Tâm, xã Đồng Du (Bình Lục) tổ chức khánh thành ngôi Đại hùng Bảo điện.
Ngày 5/4/1975, thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị giải phóng miền nam trước mùa mưa, cánh quân Duyên Hải gồm Quân đoàn 2 và Sư đoàn 3 Quân khu 5, được thành lập. Bộ đội Trường Sơn tập trung lực lượng khẩn trương vận chuyển quân và hàng hóa vào miền nam.
Bệnh dại trên đàn chó, mèo tiếp tục có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước. Từ đầu năm đến nay, tại 13 tỉnh, thành phố đã xuất hiện các ổ dịch dại trên đàn chó, mèo. Theo dự báo khả năng bệnh dại sẽ tiếp tục phát sinh ở các tháng trong năm, nhất là trong mùa hè. Do vậy để bảo vệ an toàn đàn vật nuôi và sức khỏe người dân, hiện các địa phương trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo và triển khai tiêm vắc-xin ngăn ngừa bệnh dại trên đàn chó, mèo.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.