Nằm ở phía Đông Bắc của huyện Kim Bảng, xã Nhật Tân là đầu mối giao thông quan trọng kết nối thủ đô Hà Nội với huyện Kim Bảng. Điều này đã giúp cho xã Nhật Tân có lợi thế về giao thương buôn bán, thúc đẩy xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của làng nghề. Chính vì vậy, cùng với quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp, người dân xã Nhật Tân còn làm thêm nghề dệt lúc nông nhàn để tăng thu nhập.Nghề dệt ngày càng phát triển đã kéo theo sự hình thành, phát triển của nghề mộc do nhu cầu sử dụng máy dệt thủ công của người dân tăng cao. Nhờ sự năng động, nhạy bén của người dân, đến những năm 90 của thế kỷ XX, nghề mây giang đan đã xuất hiện, thu hút hàng nghìn lao động trên địa bàn xã tham gia làm nghề. Sau đó, xã Nhật Tân còn phát triển thêm một số ngành nghề khác như khảm trai, sơn mài khảm vỏ trứng…
Với sự phát triển đa dạng các ngành nghề, năm 2004, xã Nhật Tân được công nhận là Làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp với gần 4.000 lao động tham gia làm nghề mộc, dệt, mây giang đan. Thời điểm đó, mỗi năm làng nghề xuất bán trên một tỷ mét vải, hàng triệu sản phẩm mây giang đan và trên 6.000 sản phẩm gỗ dân dụng các loại. Nói về sự phát triển của làng nghề, đồng chí Nguyễn Trường Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Nhật Tân cho biết: Hơn chục năm trở về trước, ở Nhật Tân nhà nào cũng tham gia làm nghề. Trong đó, tập trung nhiều lao động nhất là nghề mây giang đan do công việc này dễ học, dễ làm, cho thu nhập khá ổn định. Sau đó, chỉ có nghề mộc là phát triển ngày càng thịnh vượng; nghề dệt, mây giang đan bị mai một do thị trường tiêu thụ giảm mạnh, giá ngày công rẻ khiến nhiều lao động bỏ nghề để đi làm công nhân cho các công ty ở các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Có thời điểm, toàn xã chỉ còn khoảng chục hộ làm nghề.
Để vực dậy nghề dệt và mây giang đan truyền thống, thời gian qua, các cấp, ngành của huyện Kim Bảng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ người dân tìm kiếm thị trường, hoàn thiện, nâng cấp Cụm công nghiệp Nhật Tân, hỗ trợ người dân vay vốn sản xuất, tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại một số triển lãm, hội chợ trong và ngoài tỉnh… Đối với nghề dệt vải, những năm gần đây, các hộ đã chuyển từ dệt thủ công sang dùng máy công nghiệp. Nhờ đó, mỗi lao động có thể vận hành 3 - 4 máy dệt cùng lúc. Năng suất, sản phẩm được nâng lên. Hiện, sản phẩm làm ra chủ yếu cung cấp cho thị trường vùng cao như Sơn La, Lào Cai... Với nghề mây giang đan, từ cuối năm 2017 trở lại đây, giá cả, thị trường tiêu thụ đã ổn định hơn trước rất nhiều. Sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, phần lớn là xuất sang thị trường Nhật Bản, Mỹ. Hiện, ngoài dùng nguyên liệu là mây, tre, giang, các hộ còn sử dụng song, bèo tây… để đan, tết các loại giỏ hoa quả, khay chén, hộp đựng giấy, từng bước đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường. Theo thống kê, toàn xã Nhật Tân hiện có khoảng 100 hộ làm nghề mộc, trên 300 hộ tham gia làm nghề mây giang đan và trên 200 hộ đang duy trì nghề dệt vải truyền thống. Các nghề này phát triển đều khắp ở cả 15 xóm (3 thôn) trên địa bàn xã. Với sự khởi sắc của làng nghề, năm 2018 giá trị sản xuất của làng nghề đạt gần 141 tỷ đồng (tăng xấp xỉ 7% so với năm 2017). Trong đó, giá trị hàng xuất khẩu đạt gần 63 tỷ đồng.
Nói về hướng phát triển của làng nghề, đồng chí Nguyễn Trường Dũng, Bí thư Đảng ủy xã cho biết thêm: Thời gian tới, Nhật Tân sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là các nghề truyền thống để tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân. Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hộ dân phát triển làng nghề, cấp ủy, chính quyền xã sẽ quan tâm chỉ đạo các hội, đoàn thể làm tốt vai trò cầu nối, giúp người dân có nhu cầu về vốn nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phục vụ sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Phấn đấu năm 2019, giá trị sản xuất của làng nghề truyền thống xã Nhật Tân đạt khoảng 147 tỷ đồng.
Nguyễn Oanh
Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi chuyên đề: Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Đây là chuyên đề đặc biệt quan trọng để chuẩn bị cho việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện đại hội đảng bộ các ngành, các cấp, các địa phương, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng và định hướng xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới.
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024.
Chuẩn bị Kỳ họp thường lệ cuối năm HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021- 2026 dự kiến diễn ra trong 2,5 ngày (4,5,6/12), chiều 25/11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyên truyền phục vụ kỳ họp. Đồng chí Bùi Văn Hoàng, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.