Vào mùa đông, nhiệt độ ở khu vực miền Bắc có thể có lúc xuống dưới 10 độ C khiến ô tô của chúng ta cũng dễ gặp phải những bệnh đặc trưng hơn. Đồng thời, nhiều người có thói quen sử dụng xe chưa hợp lý khi gặp thời tiết lạnh, ảnh hưởng đến quá trình lái xe an toàn.
Dưới đây là một số thói quen xấu cần điều chỉnh khi lái xe vào mùa lạnh:
Không "ngó trước ngó sau" trước khi lên xe
Các chuyên gia về kỹ thuật ô tô luôn khuyên rằng, trước khi lên xe nổ máy, nên dành ra khoảng 1 phút để "ngó" qua các bộ phận quanh xe như lốp, dầu máy, nước làm mát, nước rửa kính, gạt mưa,... để chuyến đi được an toàn. Tuy vậy, không phải ai cũng có thói quen này.
Trên thực tế, việc quan sát dù chỉ bằng mắt thường nhưng cũng có thể phát hiện được những vấn đề của chiếc xe. Vào mùa đông, cần đặc biệt chú ý đến hệ thống đèn chiếu sáng bởi đây là mùa "đêm dài ngày ngắn" và nhiều mưa phùn, sương mù. Khi hệ thống đèn hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến an toàn trên đường.
Phớt lờ các dấu hiệu bất thường của ắc quy
Ắc quy ô tô cũng là bộ phận rất dễ gặp vấn đề và hoạt động kém hiệu quả hơn vào mùa lạnh. Đặc biệt, đầu cọc ắc-quy có thể bị sùi do axit bám trên các cực, sau một thời gian sẽ ăn mòn cực của ắc quy có thể gây ra hư hỏng cực. Lúc này, chiếc xe không đủ điện để khởi động hoặc thực hiện các chức năng khác.
Do vậy, khi kiểm tra và phát hiện có dấu hiệu bất thường, cần vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra điện áp của ắc quy. Nếu ắc quy đã sử dụng quá lâu (trên 3 năm), hãy nghĩ đến việc thay một bình mới để đảm bảo an toàn.
Khởi động rồi đi ngay
Vào mùa đông, dầu máy và các loại dầu nhờn lắng xuống dưới, đông đặc hơn bình thường chỉ sau một thời gian ngắn. Do đó, khi khởi động xe, các loại chất lỏng này cần nhiều thời gian hơn để "làm nóng" và bơm đều đến các bộ phận của động cơ.
Trên thực tế, nhiều người có thói quen khởi động xe rồi lập tức vào số cho xe di chuyển luôn. Điều này rất có hại cho động cơ bởi một số bộ phận còn chưa kịp được bôi trơn, khi xe di chuyển kéo theo vòng tua cao, sức tải nặng có thể làm nóng và mài mòn các chi tiết nhanh hơn.
Thông thường, các chuyên gia luôn khuyên lái xe nên khởi động và để xe chạy không tải khoảng 1 phút rồi mới bắt đầu di chuyển. Tuy vậy, cũng không nên khởi động xe quá lâu gây tốn nhiên liệu.
Bơm lốp quá căng
Nhiều tài xế cho rằng "nóng nở ra, lạnh co vào" nên sẽ có xu hướng bơm non hơi một chút vào mùa hè và bơm căng hơn vào mùa đông. Tuy vậy, dù mùa đông nhưng nếu di chuyển với tốc độ cao, ma sát với mặt đường lớn vẫn có thể "đốt" nhiệt độ lốp cao không kém nhiều so với mùa hè.
Thậm chí các chuyên gia còn cho rằng, vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp cộng với không khí khô sẽ khiến lớp cao su lốp xe dễ bị hư hại, nứt gãy hơn. Nếu bơm lốp quá căng vào mùa đông có thể còn gây hại hơn so với mùa hè. Vì vậy, nên duy trì áp suất lớp vừa đủ, đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất dù mùa đông hay hè.
Hé cửa kính khi đi đường
Nhiệt độ thấp khiến nhiều tài xế không sử dụng điều hoà, thay vào đó chọn cách hé cửa kính để lấy gió từ bên ngoài. Tuy vậy, đây có thể là thói quen không đúng bởi vào mùa này thời tiết hanh khô, không khí có rất nhiều bụi mịn. Việc mở các cửa sổ sẽ giúp bụi bẩn dễ xâm nhập vào trong, khiến khoang nội thất nhanh bẩn.
Đồng thời, mở dù là hé các cửa sổ sẽ làm cho lực cản của xe tăng lên đáng kể, nhất là khi đi trên đường cao tốc. Điều này không chỉ gây ồn mà còn khiến chiếc xe tiêu tốn nhiên liệu hơn so với việc đóng kín cửa rất nhiều.
Mặc trang phục quá ấm
Nhiệt độ ngoài trời xuống thấp khiến tài xế và những hành khách phải mặc thêm rất nhiều lớp quần áo, khăn, mũ. Khi lên xe, đa số vẫn để nguyên khiến người bị nóng, khó chịu, gây cản trở cho các hoạt động trên xe và thậm chí phải bật thêm điều hoà nhiệt độ.
Đối với tài xế, việc mặc quá nhiều đồ mùa đông dày gây cộm, bức bí và khiến việc xử lý tình huống ít nhiều gặp khó khăn, nhất là trong thời gian dài. Việc cởi bớt đồ gần như là không thể khi đang lái xe trên đường.
Do vậy, trước khi lên xe, tài xế căn cứ vào nhiệt độ chênh lệch nên chủ động cởi bớt áo khoác, khăn len, găng tay,... và để vào một vị trí thích hợp rồi mới ngồi vào ghế lái để có được trạng thái thoải mái nhất.
Thừa ủy quyền của Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng, Ban CHQS thị xã Kim Bảng vừa tổ chức bàn giao kinh phí hỗ trợ xây dựng "nhà tình nghĩa" cho gia đình: bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam Đặng Ngọc Anh (thôn Đồng Sơn, xã Liên Sơn); gia đình bà Phan Thị Mò (vợ liệt sĩ ở thôn Thụy Sơn, phường Tân Sơn).
Chương trình lựa chọn “Hóa đơn may mắn” được ngành Thuế tổ chức với mục đích khuyến khích người dân lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ để tăng cường quản lý doanh thu kinh doanh, tránh thất thu thuế, tạo thói quen tiêu dùng văn minh và để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tại Hà Nam sau hơn 2 năm triển khai chương trình "Hóa đơn may mắn" đã có gần 200 người mua hàng là cá nhân tiêu dùng may mắn trúng thưởng, góp phần tạo hiệu ứng, khuyến khích người dân lấy hóa đơn khi mua hàng.
Ngày 11/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố khoảng 14.700 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận, bao gồm 66 ca tử vong, đã được báo cáo tại 20 quốc gia châu Phi từ tháng 1/2024 đến ngày 5/1/2025.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.