Ở kỳ giải U23 châu Á gần nhất, Đông Nam Á có đến 3 đại diện vào đến VCK, gồm Thái Lan, Malaysia và Việt Nam. Cả 3 đội này đều giành vé vào VCK thông qua vòng bảng.
Thế nhưng, tại VCK U23 châu Á vào đầu năm 2020 tới đây, Đông Nam Á chỉ còn 2 đại diện góp mặt, là Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, Thái Lan dự giải với tư cách chủ nhà của VCK, chỉ có mỗi mình Việt Nam là đội Đông Nam Á giành quyền vượt qua vòng loại.
Dẫu biết bóng đá không có chỗ cho mệnh đề “Nếu”, nhưng đặt trường hợp Thái Lan không phải là đội chủ nhà của VCK, họ cũng đã không đủ tiêu chuẩn vượt qua vòng loại.
Vẫn biết rằng do đã chắc suất dự VCK U23 châu Á năm 2020 với tư cách chủ nhà, nên Thái Lan chưa xài hết những cầu thủ tốt nhất trong lứa tuổi 22 (lứa tuổi đón đầu VCK của giải vào năm sau) của bóng đá xứ Chùa Vàng, nhất là nhóm cầu thủ đang thi đấu chuyên nghiệp tại Thai-League.
Tuy nhiên, không thể nói rằng Thái Lan không đau khi bị U23 Việt Nam đánh bại đến 4-0 trong trận đấu phân định ngôi đầu bảng K, một trận đấu mà đội bóng đất Chùa Vàng rất muốn thắng hòng loại hẳn U23 Việt Nam ra khỏi giải, nhưng rốt cuộc lại thua đậm đến không ngờ.
Đại diện từng dự VCK giải U23 châu Á năm 2018 là Malaysia không qua nổi vòng loại giải hiện tại, cũng chẳng để lại ấn tượng gì.
Còn nhớ, hồi đầu năm 2018, U23 Malaysia từng đánh bại cả U23 Saudi Arabia tại vòng bảng giải U23 châu Á ở Trung Quốc, vào đến giai đoạn knock-out của giải, trước khi bị loại bởi Hàn Quốc.
Nhưng khác với U23 Việt Nam, bóng đá trẻ của Malaysia lúc này không có tính kế thừa. Sau lứa U23 dự VCK giải châu Á đầu năm 2018, họ không có lứa kế tiếp có chất lượng tương tự, khác với đội U23 Việt Nam vẫn còn Quang Hải, Đình Trọng, Đoàn Văn Hậu, hoặc nổi lên thêm một số gương mặt triển vọng khác (Hoàng Đức, Tấn Sinh, Việt Hưng). Thế nên, Malaysia hiện tại không tạo được dấu ấn tạo vòng loại giải U23 châu Á.
Một đặc điểm khác khiến bóng đá Malaysia thời gian gần đây không ổn định, đó là sự bất ổn nơi thượng tầng nền bóng đá. Trong vòng ít năm, Liên đoàn bóng đá Malaysia (FAM) thay chủ tịch đến 2 lần, nên việc định hướng cho các đội tuyển gặp trục trặc.
Tình cảnh đấy cũng được thấy với bóng đá Indonesia. Nền bóng đá xứ vạn đảo còn bất ổn liên miên, chứ không riêng gì giai đoạn hiện tại.
Với Singapore và Philippines, đây là các các quốc gia không đam mê bóng đá. Người dân Philippines chủ yếu thích Quyền Anh và bóng rổ nhiều hơn, còn đa phần dân số Singapore là người gốc Hoa, trong khi cầu thủ của họ chủ yếu là người gốc Mã và một số cộng đồng thiểu số khác, nên việc phát triển bóng đá về lâu về dài gặp nhiều thách thức, do nguồn cầu thủ có hạn.
Chỉ có Việt Nam và Thái Lan là 2 quốc gia đầu tư thuộc vào loại bền bỉ nhất cho bóng đá ở khu vực Đông Nam Á, ít bất ổn trong khâu điều hành nhất. Việt Nam và Thái Lan hiện cũng là 2 nước rất quan tâm đến hệ thống đào tạo trẻ, nên 2 nền bóng đá này có bước tiến đều đặn trong ít năm gần đây.
Thái Lan có dấu hiệu chững lại, nhưng có vẻ như họ đang quyết tâm thay đổi hình ảnh so với năm 2018 nhiều thất bại!
Theo Dân trí
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox), trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Những năm gần đây, sản xuất trên đồng ruộng của xã Đồn Xá (Bình Lục) đã có thay đổi đáng kể. Các vùng sản xuất theo hướng tập trung, tạo ra sản phẩm hàng hóa được hình thành. Cây lúa từ vai trò bảo đảm lương thực tại chỗ đã chuyển sang đóng góp vào thu nhập cho người dân. Có được kết quả đó Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) Đồn Xá đã đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.
Những năm qua, Trường Cao đẳng Nghề Hà Nam đã đẩy mạnh thực hiện giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) trong nhà trường. Qua đó, đã từng bước nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên (HSSV) về tác hại của thuốc lá, hạn chế tình trạng học viên hút thuốc trong trường học, xây dựng trường học không khói thuốc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.