Ngày 20/12, trong khuôn khổ hội nghị triển khai kế hoạch năm 2025 được tổ chức tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm.
Hoạt động trên băng tần ưu việt 3.700-3.800 MHz với lợi thế băng thông lớn, độ trễ cực thấp, VinaPhone 5G mang đến tốc độ internet nhanh nhất Việt Nam, tốc độ thương mại thực tế có thể lên đến 1,5 Gbps, gấp 10-20 lần 4G.
Triển khai thử nghiệm thương mại từ năm 2020, chính thức nhận giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G vào tháng 4/2024, VNPT đã xác định chiến lược đầu tư mạng 5G hiện đại nhất và tốc độ nhanh nhất.
VinaPhone 5G sử dụng công nghệ 5G theo chuẩn mới nhất của thế giới 64T64R Massive MIMO & Beamforming; Chipset tiên tiến nhất (5nm); nền tảng kiến trúc kết hợp 5G NSA và 5G SA, hướng đến 5G Advanced.
Ngay tại thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ, VinaPhone 5G hiện diện tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, chú trọng phủ sóng và cung cấp dịch vụ tại các khu vực trọng điểm về kinh tế-xã hội như trung tâm hành chính quận/huyện, khu công nghiệp, cảng biển, sân bay, trường học, bệnh viện, khu du lịch.
Người dùng di động sẽ lập tức cảm nhận được tốc độ vượt trội của VinaPhone 5G khi trải nghiệm các dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn, độ trễ thấp như Cloud Gaming, E-Commerce LiveStream; thực tế ảo AR/VR/XR; xem video 4K/8K/360; dùng mạng xã hội;…
Đối với dịch vụ viễn thông truyền thống như thoại, chất lượng thoại trên nền tảng 5G cũng tăng 20% so 4G. Đặc biệt, các hộ gia đình, các doanh nghiệp có thể sử dụng thiết bị thu sóng 5G, phát WiFi trong nhà/văn phòng với tốc độ cao.
Toàn bộ thuê bao VinaPhone có SIM 4G và máy điện thoại 5G sẽ được cung cấp dịch vụ khi hoạt động trong vùng phủ sóng 5G mà không cần phải đăng ký các gói cước 5G mới.
Đối với các ngành kinh tế như sản xuất, y tế, giáo dục, tài chính, năng lượng,... VinaPhone 5G đã sẵn sàng các giải pháp Private 5G Network (đáp ứng yêu cầu riêng về tốc độ, độ trễ, mật độ kết nối và giải pháp tích hợp), Network Slicing (cá thể hóa tốc độ 5G theo nhu cầu), Open RAN 5G (tích hợp các công nghệ hiện đại khác để xây dựng giải pháp cho từng ngành) nhằm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tạo ra bước đột phá trong quản trị vận hành, thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế số, xã hội số.
Bên cạnh đó, với công nghệ hiện đại, tốc độ cao theo chuẩn 5G thế giới, VinaPhone 5G còn là hạ tầng mạng lưới quan trọng để Việt Nam thúc đẩy công nghiệp sáng tạo “Made in Vietnam” và chào đón đầu tư hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ, hợp tác nghiên cứu phát triển các ứng dụng trên nền 5G.
Đối với khách hàng cá nhân và các hộ gia đình, bên cạnh trải nghiệm ưu việt về tốc độ internet 5G, WiFi 5G, thoại chất lượng cao trên nền 5G, VinaPhone 5G còn mang đến khả năng khai phá các hệ sinh thái giải trí chất lượng cao (My TV 4K/8K), các ứng dụng thực tế tăng cường/thực tế ảo trong học tập/giải trí, hỗ trợ phát triển thương mại điện tử/livestream chất lượng cao và các ứng dụng an toàn bảo mật trên môi trường số.
Các gói cước này đều có tính năng chia sẻ data, được miễn phí truy cập các mạng xã hội và quyền lợi hệ sinh thái giải trí truyền hình gồm MyTV Mobile (với các chùm VTVcab, SPOTV, Galaxy), VieON, OnPlus,...
Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT Huỳnh Quang Liêm cho biết: Với nền tảng hạ tầng 5G tiên tiến đã sẵn sàng, VNPT chào đón các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước cùng hợp tác nhằm tiếp tục mở rộng, làm phong phú hệ sinh thái các giải pháp số hoá đáp ứng nhu cầu đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của các cơ quan, doanh nghiệp và cộng đồng.
Cùng với chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông tại thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ, VinaPhone 5G sẽ tiếp tục được phủ sóng rộng hơn nữa trong năm 2025 và sớm phủ sóng 85% dân số trong thời gian tới.
Là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ hàng đầu của nhà nước, VNPT cam kết luôn tiên phong về công nghệ để góp phần kiến tạo và thúc đẩy phát triển cuộc sống số-kinh tế số-xã hội số tại Việt Nam.
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở Nông nghiệp và Tài nguyên) vừa tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu nước mặt tại 3 vị trí gồm: cống Nhật Tựu, cầu Ba Đa, cầu Phủ Lý. Kết quả phân tích cho thấy nước sông Nhuệ tại cống Nhật Tựu có chất lượng nước rất xấu, có thể gây ảnh hưởng lớn tới cá và các sinh vật sống trong môi trường nước do nồng độ oxy hòa tan thấp, nồng độ chất ô nhiễm cao.
Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 15/4, tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Nam gồm các đồng chí: Phạm Hùng Thắng, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Văn Khải, Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tiếp xúc cử tri xã Hoàng Tây (thị xã Kim Bảng). Cùng dự hội nghị tiếp xúc cử tri có Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ngành của tỉnh; cấp ủy, chính quyền thị xã Kim Bảng và xã Hoàng Tây.
Ngày 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.