Quên sao được hình ảnh chiếc nón lá cũng đã ngả mầu của mẹ sớm tối thấp thoáng, nhấp nhô nơi đồng ruộng. Mùa hè nắng như đổ lửa, nóng như thiêu, như đốt, có nón lá che đầu, xuống ruộng cấy lúa mùa, gương mặt mẹ vẫn ướt đẫm mồ hôi. Đầu xuân mới, cái lạnh mùa đông vẫn còn buốt thấu xương, thấu thịt, mưa phùn rơi rả rích... đội nón lá, khoác áo tơi mẹ cùng các cô, các bác rảo bước ra đồng mải miết, cần mẫn cấy lúa vụ chiêm. Nhiều hôm mưa to, quanh vành nón lá nước chảy thành dòng, gương mặt mẹ tái xanh vì lạnh giá.
Ở quê, vui và háo hức nhất là những hôm chờ bà hay mẹ đi ăn cỗ về. Trong chiếc nón lá cầm trên tay, bao giờ cũng có phần quà cho trẻ nhỏ. Đó là những nắm xôi, miếng giò, miếng thịt gà... các bà các mẹ không ăn, để dành chia phần mang về cho con, cho cháu.
Hạnh phúc nhất là vào mùa cưới, các bà mẹ chồng chọn mua nón lá cho con dâu rất cẩn thận. Nón trắng, cứng cáp, đường khâu đều, chắc, tinh tế, quai nón mầu tím hoặc mầu hồng, bên trong có chữ song hỷ, chữ hạnh phúc... Trao nón cho con dâu là trao gửi yêu thương, sự tin tưởng cùng bao niềm hy vọng. Đón nhận chiếc nón lá từ tay mẹ chồng, cô dâu chính thức được công nhận là con một nhà với trách nhiệm cùng các thành viên trong gia đình xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Gắn bó mật thiết trong cuộc sống sinh hoạt, trong lao động sản xuất, từ lâu, nón lá đã trở thành “người bạn” thân thiết của những người phụ nữ nông thôn. Không chỉ giúp che nắng, che mưa, nón lá còn tôn lên nét đẹp mộc mạc, dịu dàng, thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Nón lá che đi những giọt nước mắt, những đau khổ, lo lắng, buồn vui trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Nón lá làm đẹp thêm những nụ cười duyên dáng, e ấp, ngại ngùng của thiếu nữ tuổi mới mười tám, đôi mươi.
Đi qua bao tháng năm, qua bao mùa mưa nắng, nón lá luôn đồng hành cùng người phụ nữ nông thôn, trở thành hình ảnh quen thuộc, gần gũi, yêu thương nơi làng quê thanh bình, yên ả.
Những người con xa quê lâu ngày, trong nỗi nhớ quê hương có nỗi nhớ về những vành nón lá của bà, của mẹ với tấm lòng và trái tim dịu dàng, nhân hậu, nặng tình yêu thương.
Sáng 14/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam – Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.
Nhiều năm qua, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với việc hoàn thiện, giữ vững chất lượng những nhóm tiêu chí nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025 được triển khai sâu rộng tại hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Từ phong trào tạo sức lan tỏa sâu rộng, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia; nâng cao ý thức tự giác, phấn khởi, hăng hái tham gia các phong trào có ý nghĩa như: Hộ gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học...
Bao năm qua, chiếc nón lá luôn gắn với hình ảnh người phụ nữ nông thôn tảo tần, chịu thương, chịu khó. Thương lắm chiếc nón mê của bà - đi qua những mùa mưa nắng khắc nghiệt, vành tụt, chóp thủng, lá ngả mầu... nhưng bà vẫn tiếc không nỡ bỏ đi. Cả đời bà nhọc nhằn, vất vả; luôn chắt chiu, tằn tiện dành cho con, cho cháu những điều tốt đẹp nhất. Nón mới mẹ mua tặng, bà cẩn thận treo trên tường, đi chơi xa, đi đám, đi hội bà mới mang ra đội. Hằng ngày, đi chợ, quét vườn, quét sân... bà vẫn đội chiếc nón mê trên chóp thủng đã khâu thêm lớp ni lông trắng. Nhiều lần nghe mẹ giục thay nón mới, bà cười móm mém: Nón cũ vẫn còn dùng được, bỏ đi phí lắm...
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.