Xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp

Giáo dục 05:27 25/11/2024 Giang Nam
Trong quá trình xây dựng nền giáo dục hiện đại, xã hội hóa (XHH) giáo dục đã thực sự tạo thành sức mạnh vật chất và tinh thần, cổ vũ, động viên toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Nhiều năm qua, hệ thống các văn bản  quy phạm pháp luật và chính sách hiện hành của tỉnh đã tạo nền tảng pháp lý  vững chắc, hỗ trợ và khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động XHH trong GD&ĐT, như:

Nhiều năm qua, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách hiện hành của tỉnh đã tạo nền tảng pháp lý vững chắc, hỗ trợ và khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động XHH trong GD&ĐT, như: Kế hoạch số 1969/KH-UBND ngày 5/7/2019 của UBND tỉnh về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh; các nghị quyết của HĐND tỉnh quy định một số chính sách ưu đãi theo danh mục lĩnh vực, địa bàn đối với các dự án XHH giáo dục; danh mục dự án thu hút đầu tư lĩnh vực XHH trên địa bàn tỉnh…

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT, những chính sách, quy định này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong nước tham gia đầu tư vào giáo dục, mà còn thu hút các nguồn lực từ nước ngoài, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng GD&ĐT hiện nay.

Toàn bộ các thiết bị dạy và học ở Trường Tiểu học Liêm Tuyền, thành phố Phủ Lý được huy động đầu tư mua sắm từ nguồn XHH. Ảnh: Chu Uyên

Thực tế, trong 10 năm qua, Hà Nam đã huy động được nguồn XHH trị giá trên 235,7 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp; trong đó thực hiện xây mới và kiên cố hóa 208 phòng/lớp học cho các cấp học. Để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư XHH, cấp ủy, chính quyền địa phương trong tỉnh đã làm tốt công tác chỉ đạo, kết nối, kêu gọi nguồn lực, tổ chức triển khai thực hiện và sử dụng, bảo quản các công trình bảo đảm minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.

Trong giai đoạn này, tỉnh Hà Nam nói chung, ngành Giáo dục và các trường học trên địa bàn tỉnh nói riêng đã được hưởng lợi khá nhiều từ sự quan tâm, đồng hành, ủng hộ đầu tư cơ sở vật chất trường lớp của nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, như: đã nhận khoản đầu tư 2,7 tỷ đồng của Chính phủ Nhật Bản; các ngân hàng cùng một số cá nhân đã đầu tư khoản kinh phí lớn từ 3,7 tỷ đồng đến 6 tỷ đồng cho xây dựng trường học... Đặc biệt, vào tháng 2/2022, với sự đầu tư từ Tập đoàn Trung Nam (Trung Nam Group), Trường THCS Văn Lý (Lý Nhân) đã được xây dựng mới hoàn toàn.

Theo đó, với nguồn vốn đầu tư 80 tỷ đồng, công trình này được xây dựng trên diện tích 11.405 m2; gồm 15 phòng học, 23 phòng chức năng và nhà đa năng; được trang bị công nghệ hiện đại, đa năng hỗ trợ tối ưu việc dạy và học; có đầy đủ các công trình phụ trợ hiện đại... đáp ứng nhu cầu học tập của khoảng 600 học sinh... Đây cũng là ngôi trường công lập có vốn đầu tư được XHH lớn nhất, xây dựng hiện đại, khang trang nhất trên địa bàn huyện Lý Nhân nói riêng, tỉnh Hà Nam nói chung.

Theo ông Đỗ Văn Sáng, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, công tác XHH giáo dục ở Hà Nam thời gian qua đã huy động một nguồn lực dồi dào trong xã hội. Rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nhân quê hương Hà Nam ở mọi miền Tổ quốc đã hưởng ứng lời kêu gọi, vận động của các cấp chính quyền, chung tay, góp sức, thể hiện trách nhiệm và tình cảm bền chặt với quê hương. Hội Khuyến học các cấp đã tổ chức nhiều hoạt động để vận động các tập thể, cá nhân tham gia tích cực vào việc phát triển GD&ĐT địa phương. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tiêu chí trường học là một trong những tiêu chí quan trọng cần được quan tâm hoàn thành nên việc huy động nguồn lực từ nhân dân, cộng đồng xã hội đầu tư cho GD&ĐT không quá khó khăn.

Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi, hiện công tác XHH xây dựng cơ sở vật chất trường học trên địa bàn tỉnh, có thời điểm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Báo cáo của Sở GD&ĐT về thực trạng và nhu cầu đầu tư phòng, lớp học cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh hiện nay cho thấy, toàn tỉnh còn 180 phòng học cần đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp (trong đó, cấp học mầm non có 33 phòng học, cấp tiểu học có 74 phòng học và cấp THCS có 73 phòng học). Tổng nguồn kinh phí cần để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các phòng học này là 168 tỷ đồng nhưng nguồn từ ngân sách nhà nước có hạn nên vẫn phải trông chờ rất lớn vào nguồn XHH (dự kiến chiếm tới gần 79%).

Bên cạnh đó, việc xây mới các phòng, lớp học phải theo quy hoạch và phải được xây theo dãy lớp, dãy phòng nhưng năng lực hỗ trợ của nhiều nhà đầu tư chỉ đủ hỗ trợ xây từ 1 - 2 phòng nên việc huy động nguồn XHH cho xây dựng mới phòng/lớp học hiện nay còn khá hạn chế. Bởi vậy, nguồn lực XHH cho giáo dục hiện nay chủ yếu được hướng tới đầu tư về cơ sở vật chất trường lớp và các hoạt động giáo dục.Để tháo gỡ những khó khăn này, tỉnh cần ban hành thêm những cơ chế, chính sách phù hợp thực tiễn trong việc khuyến khích các nhà đầu tư hỗ trợ phát triển giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất trường lớp; các địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch, rà soát và sắp xếp mạng lưới trường lớp học để xác định nơi cần đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng; mỗi địa phương và cơ sở giáo dục cần chủ động kêu gọi nguồn lực XHH từ cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

Cùng với đó, cơ quan quản lý giáo dục và lãnh đạo các trường học cần tăng cường kết nối với các nhà đầu tư; đồng thời, có kế hoạch quản lý chặt chẽ và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, minh bạch, mang lại hiệu quả cao nhất trong việc cải thiện cơ sở vật chất trường lớp…

TIN MỚI CẬP NHẬT

Quốc hội xem xét công tác nhân sự trong tuần làm việc cuối của Kỳ họp thứ 8

Người đại biểu nhân dân  |  09:40 25/11/2024

Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng, đồng thời tiến hành công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Hồi hương cổ vật bằng ngân sách

Di sản  |  06:37 25/11/2024

Thủ tướng sẽ quyết định phương án thu hồi hoặc dùng ngân sách nhà nước mua cổ vật, bảo vật quốc gia về Việt Nam, theo Luật Di sản văn hóa sửa đổi.

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới

Quốc tế  |  05:36 25/11/2024

Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC