Ba lỗ hổng lớn trong chính sách dầu mỏ của G7 giúp Nga lách lệnh trừng phạt

Quốc tế 05:29 20/11/2024 NDO
Bất chấp việc giảm xuất khẩu sang phương Tây, Nga vẫn thành công trong việc duy trì doanh thu khổng lồ từ dầu khí thông qua nhiều biện pháp khác nhau, đặt ra thách thức lớn cho các nước G7 và EU trong nỗ lực kiểm soát nguồn thu của Nga.

Một tàu chở nhiên liệu hoá thạch của Nga. Ảnh: Sputnik

Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 18/11, sau gần 2 năm áp dụng các biện pháp trừng phạt năng lượng đối với Nga, phương Tây đang phải đối mặt với một thực tế rằng các lệnh trừng phạt này không mang lại hiệu quả họ như mong đợi.

Như phân tích của các chuyên gia năng lượng hàng đầu, dù xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga sang phương Tây có giảm, nhưng Moskva vẫn tìm được nhiều cách để né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây thông qua những lỗ hổng trong chính sách.

Điều này được chứng minh qua con số tăng trưởng kinh tế của Nga. GDP của nước này đã tăng 3,6% trong năm 2023 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng thêm 3,2% trong năm 2024. Đặc biệt, doanh thu xuất khẩu dầu khí của Nga trong 9 tháng đầu năm 2024 còn cao hơn 8% so với thời điểm trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Theo đó, tổng doanh thu từ xuất khẩu dầu khí của Nga trong năm 2024 đạt hơn 180 tỷ USD, thậm chí còn vượt xa chi tiêu quốc phòng dự kiến của Điện Kremlin trong năm 2025 (145 tỷ USD).

Theo Martin Vladimirov, Giám đốc Chương trình Năng lượng và Khí hậu tại Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ (CSD), có ba lỗ hổng chính trong chính sách dầu mỏ của G7 giúp Nga tiếp tục né tránh lệnh trừng phạt.

Thứ nhất là liên quan đến việc một số nước châu Âu được miễn trừ khỏi lệnh cấm. Kể từ khi EU áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ vào tháng 12/2022, Nga vẫn xuất khẩu được 14 tỷ USD dầu thô sang CH Séc, Hungary, Slovakia và Bulgaria. 

Mặc dù được coi là biện pháp tạm thời để loại bỏ dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga, lượng nhập khẩu vẫn ổn định, ngoại trừ Bulgaria, quốc gia đã dừng nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào tháng 1/2024.

Thứ hai là việc "rửa dầu" thông qua các nước trung gian. Nga vẫn xuất khẩu khoảng 300.000 thùng dầu mỗi ngày sang châu Âu dưới nhãn hiệu của Azerbaijan và Kazakhstan. Đáng chú ý, Kazakhstan bán tới 80% dầu thô của mình pha trộn với dầu của Nga từ cảng Biển Đen Novorossiysk. 

Trong khi đó, để tiếp tục bán cho châu Âu thông qua đường ống Druzhba, Kazakhstan tham gia vào các cuộc trao đổi dầu với Nga. Tương tự như vậy, Nga xuất khẩu dầu thô sang Azerbaijan thông qua Đường ống dẫn dầu Baku-Novorossiysk, nơi nó có thể được bán lại dưới dạng dầu không phải của Nga.

Thứ ba là việc buôn bán gián tiếp thông qua các nước thứ ba, chẳng hạn như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Ấn Độ đã trở thành khách hàng lớn nhất mua dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành nước nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm dầu mỏ của Nga với tổng trị giá lên tới 31 tỷ USD. Việc thực thi kém đã cho phép các trung gian của Nga tái xuất  hơn 3 tỷ USD dầu mỏ sang EU và Mỹ.

Mặc dù giá dầu của Nga giảm, giá dầu thô Ural vẫn đạt trung bình 70 USD/thùng vào năm 2024, vượt mức trần của G7 là 10 USD. Mức trần này, nhằm hạn chế doanh thu của Nga, đã bị ảnh hưởng do đội "tàu ma" (các tàu chở dầu cũ không đăng ký tín hiệu và tránh hệ thống theo dõi) ma ngày càng tăng và  việc thực thi yếu kém. 

Về khí đốt, tình hình cũng không khả quan hơn. Đến cuối năm 2024, Nga vẫn cung cấp 18% lượng khí đốt nhập khẩu của EU, giữ vị trí nhà cung cấp lớn thứ hai của châu Âu.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Trường THPT A Phủ Lý kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Giáo dục  |  12:53 20/11/2024

Sáng 20/11, Trường THPT A Phủ Lý tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2024 - 2029. Dự buổi lễ có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); cán bộ, giáo viên qua các thời kỳ; đại diện cha mẹ học sinh và toàn thể học sinh nhà trường.

Trường Mầm non Vũ Bản kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam

Giáo dục  |  12:28 20/11/2024

Sáng 20/11, Trường Mầm non xã Vũ Bản (Bình Lục) tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Dự lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành, huyện Bình Lục.

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Thanh Bình II

Đầu tư  |  08:58 20/11/2024

 Ngày 19/11/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1425/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Thanh Bình II - Giai đoạn I, tỉnh Hà Nam.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC