Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Tham gia thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam Phạm Hùng Thắng thể hiện sự đồng tình, nhất trí về sự cần thiết ban hành dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Đồng thời, tham gia một số ý kiến góp phần hoàn chỉnh nội dung dự án luật. Theo đó, đại biểu Phạm Hùng Thắng nêu ý kiến: tại khoản 1, Điều 7 dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) quy định về ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công, quy định 12 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công, tuy nhiên có ngành, lĩnh vực nêu cụ thể; có ngành, lĩnh vực nêu chung chung, như tại điểm k) các hoạt động kinh tế; điểm m) xã hội... Quy định như vậy vừa thiếu, vừa trùng lặp; đề nghị dự thảo luật nên quy định chung các ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công và giao Chính phủ quy định chi tiết.
Đề cập nội dung tại điểm b khoản 1 Điều 9, dự thảo luật quy định về tiêu chí phân loại dự án nhóm A: “1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau: ... b) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao”, đại biểu Phạm Hùng Thắng đề nghị nghiên cứu sửa đổi theo hướng: quy định này chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư mới còn đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã được đầu tư thì việc cải tạo, nâng cấp hạ tầng được thực hiện như các dự án hạ tầng xây dựng khác (nhóm B, nhóm C tùy theo mức vốn đầu tư) để tạo thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và tăng tính chủ động của các địa phương. Đề nghị sửa đổi lại như sau: “Dự án đầu tư xây dựng mới hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao”.
Tại khoản 2 Điều 57, Dự thảo luật quy định về điều kiện bố trí vốn hằng năm: Sau khi dự án hoàn thành bước chuẩn bị đầu tư như phê duyệt chủ trương đầu tư, bố trí kế hoạch vốn trung hạn và phê duyệt dự án đầu tư nhưng nếu chưa được bố trí vốn hằng năm thì sẽ không triển khai thực hiện các công việc tiếp theo trong bước thực hiện đầu tư như: Giải phóng mặt bằng, thiết kế, dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp, đấu thầu lựa chọn đơn vị giám sát… làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện. Để rút ngắn về thời gian, thủ tục thực hiện các công việc nêu trên, đại biểu đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung thêm điều kiện để dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm vào khoản 2 Điều 57 và được sửa như sau:“ Chương trình, dự án, đối tượng đầu tư công khác đã được cấp có thẩm quyền (quyết định chủ trương đầu tư), quyết định đầu tư hoặc các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan”.
Về vốn thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện nhiệm vụ quy hoạch và vốn thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm (khoản 1 Điều 59), dự thảo luật quy định: “Vốn thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư được bố trí để lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án” quy định như vậy thì các công việc phải thực hiện tiếp theo như: lập thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán và đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp, đấu thầu lựa chọn đơn vị giám sát… sẽ không triển khai thực hiện được khi chưa bố trí vốn thực hiện Dự án. Khắc phục bất cập này và rút ngắn thời gian thực hiện các công việc nêu trên, đại biểu Phạm Hùng Thắng đề nghị xem xét sửa đổi khoản 1 Điều 59 và khoản 3 Điều 59 Dự thảo luật, theo hướng: chuyển các nhiệm vụ như: lập thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán, đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong bước thực hiện đầu tư về nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư.
Nội dung quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 59 của Dự thảo sau khi sửa đổi như sau:
1. Vốn thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư được bố trí để lập Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án; lập thiết kế kỹ thuật, lập thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán của dự án hoặc hạng mục của dự án; đấu thầu lựa chọn nhà thầu.
2. Vốn thực hiện dự án được bố trí để giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công và thực hiện các công việc khác để hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng dự án.
Đối với quy định về thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm: Theo quy định tại khoản 3, Điều 75: “Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với vốn ngân sách trung ương, chủ tịch UBND các cấp quyết định đối với vốn ngân sách địa phương do cấp mình quản lý cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm sau trong các trường hợp sau”. Trong đó có quy định 8 trường hợp. Về nội dung này, đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung thêm trường hợp: Dự án bị ảnh hưởng tiến độ do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện và giải ngân vốn đối với dự án theo tuyến, dự án có khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, nhất là đối với các dự án giao thông, dự án khu công nghiệp, khu công nghệ cao…
Khu nhà ở xã hội Happy Home Hà Nam do CĐT Công ty CP Arita xây dựng tạo niềm tin về một cơ hội sở hữu mái ấm, an cư lạc nghiệp, sự phấn khởi cho CBCNV, công nhân đang làm việc tại các Doanh nghiệp trên địa bàn.
Chuẩn bị cho Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh, sáng 6/11, đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi tiếp xúc với đại diện cử tri xã Tiên Tân (thành phố Phủ Lý).
Sáng 6/11, UBND huyện Lý Nhân phối hợp với Thanh tra tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ nâng cao kỹ năng trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) năm 2024.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.