Gạo vốn có giá cả phải chăng. Song với những ai mong muốn tìm kiếm một loại gạo đặc sản cao cấp thì chắc chắn không "đối thủ" nào có thể vượt qua Kinmemai Premium.
Kinmemai Premium được quảng cáo là loại gạo ngon và đắt nhất thế giới. Ảnh: Kinmemai Premium
Được sản xuất bởi tập đoàn Toyo Rice của Nhật Bản, loại gạo độc quyền này được thu hoạch thủ công từ 5 giống gạo ngon nhất từng đoạt giải thưởng của Nhật Bản. Sau đó, gạo được ủ để giữ trọn hương vị trong 6 tháng bằng công nghệ độc quyền được phát triển cách đây hơn 17 năm.
Gạo Kinmemay Premium có vị hạt dẻ đặc biệt thơm ngon. Các hạt gạo cũng được nhận xét là trông giống như những viên kim cương nhỏ nhờ quy trình đánh bóng được cấp bằng sáng chế, chỉ loại bỏ lớp cám không ăn được.
Kinmemai Premium tự hào với giá trị dinh dưỡng mà không loại gạo nào sánh bằng. Loại gạo này chứa lipopolysaccharides (LPS) - một chất tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, giúp duy trì sức khỏe tốt và chống bệnh tật - cao hơn gấp 6 lần so với gạo trắng thông thường.
Gạo cũng có nhiều chất xơ hơn 1,8 lần và nhiều vitamin B1 hơn 7 lần so với các loại gạo thông thường. Không cần vo, gạo vẫn mang hương thơm và vị ngọt độc đáo.
So với các giống gạo quý như Koshihikari và Pikamaru, gạo Kinmemai Premium đặc biệt hơn bởi được các chuyên gia của Toyo thu hoạch thủ công. Những người trồng giống lúa này được trả công cao gấp 8 lần mức lương thông thường. Điều này giải thích một phần lý do vì sao Kinmemai Premium lại có giá cao ngất ngưởng như vậy.
Được quảng cáo là “loại gạo ngon nhất thế giới”, Kinmemai Premium được bán theo gói 140 gram, với giá khoảng 120 USD (hơn 2,9 triệu đồng)/kg. Loại gạo này cũng từng lập kỷ lục thế giới về “gạo đắt nhất” vào năm 2016. Ban đầu, Kinmemai Premium chỉ phân phối ở thị trường Nhật Bản, nhưng hiện nay được bán thêm ở Singapore.
Tuy nhiên, gạo Kinmemai Premium "không phù hợp để làm sushi" vì thiếu tinh bột cần thiết. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị ngọt ngào, béo ngậy của loại gạo này, nhà sản xuất khuyên khách hàng nên dùng gạo để chế biến các món ăn Nhật Bản đơn giản như Ochazuke (cơm chan nước trà) và Tamago kake gohan (cơm trộn trứng sống).
Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo hội nghị. Hội nghị có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương, địa phương…
Biển, đảo Việt Nam không chỉ là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mà còn giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, quốc phòng và an ninh. Với vị thế án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế huyết mạch, Biển Đông được coi là một trong những trục giao thương hàng hải trọng yếu của thế giới. Hệ thống cảng biển hiện đại cùng mạng lưới giao thông đa phương thức kết nối ven biển với nội địa đã tạo nên một hành lang kinh tế động lực, thúc đẩy giao thương và hội nhập quốc tế.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.