Đầu năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng kế hoạch “Nâng cao Chỉ số Tiếp cận đất đai tỉnh Hà Nam giai đoạn 2023-2025” nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung vào những vấn đề còn hạn chế, yếu kém trong thực hiện Chỉ số Tiếp cận đất đai năm 2022, từ đó lựa chọn một số khâu, nhiệm vụ có tính đột phá để triển khai thực hiện. Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, theo dõi, đánh giá việc thực thi chính sách về đất đai thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh, kịp thời phát hiện những bất cập và kiến nghị sửa đổi; làm tốt công tác tham mưu, đề xuất sửa đổi cơ chế thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng giá đất, giao đất, cho thuê đất, thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai. Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai đến người dân, doanh nghiệp; hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, rà soát các dự án chậm triển khai, đề xuất các phương án thu hồi bảo đảm đúng quy định, khuyến khích nhà đầu tư có năng lực, nhu cầu thực sự kinh doanh…
Nhằm tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận đầy đủ các thông tin về đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường còn đẩy mạnh cải cách TTHC theo hướng công khai, minh bạch các TTHC về đất đai, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng, giá đất, quỹ đất; tập trung chỉ đạo rà soát các TTHC về đất đai, tham mưu với UBND tỉnh bãi bỏ danh mục các TTHC chồng chéo, không phù hợp, ban hành các quy định mới theo hướng nhanh gọn, đơn giản, rút ngắn thời gian giải quyết. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các TTHC; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố cung cấp thông tin quy hoạch, giá đất tạm tính, TTHC có liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp khi triển khai đầu tư các dự án; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục đất đai liên quan đến việc chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất; nghiên cứu, điều chỉnh giảm thời gian xử lý cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và doanh nghiệp xuống dưới số ngày bình quân của cả nước…
Trao đổi về nội dung này, ông Phạm Chí Thống, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Trong nỗ lực cải thiện thứ hạng Chỉ số Tiếp cận đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường đặc biệt quan tâm công tác cải cách TTHC; tích cực tuyên truyền, vận động người dân và các tổ chức tham gia nộp, nhận hồ sơ trực tuyến, qua dịch vụ công của bưu chính. Bên cạnh đó, sở cũng thực hiện niêm yết TTHC, hòm thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng về giải quyết TTHC, địa chỉ tiếp nhận phản ánh kiến nghị về TTHC của sở, của tỉnh… Đến nay, tỷ lệ TTHC đăng ký tiếp nhận và giải quyết qua môi trường mạng đã đạt 98%; các lĩnh vực quản lý của sở, trong đó có lĩnh vực đất đai đều thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế "một cửa". Bộ TTHC hiện nay đã cơ bản đáp ứng tốt yêu cầu về cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân.
Chỉ số Tiếp cận đất đai gồm 14 chỉ tiêu thành phần. Với sự quyết liệt trong tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, Chỉ số Tiếp cận đất đai năm 2023 đạt 6,54 điểm, xếp hạng 45/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (tăng 0,61 điểm và tăng 17 bậc so với năm 2022). Trong đó, có 9/14 chỉ tiêu được cải thiện mạnh mẽ cả về điểm số và thứ hạng.
Kết quả đạt được cho thấy, thời gian qua, công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch phục vụ các dự án đầu tư; việc công khai thông tin về đất đai, công tác cải cách TTHC về đất đai, việc giải quyết hồ sơ về đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp… đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh quan tâm triển khai có hiệu quả, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, năm 2023, một số chỉ tiêu thành phần của Chỉ số Tiếp cận đất đai vẫn chưa được cải thiện so với năm 2022. Đó là các chỉ tiêu liên quan đến số ngày chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; doanh nghiệp tư nhân gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh; công tác hướng dẫn của cán bộ nhận hồ sơ và giải quyết TTHC; khó khăn của doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC về đất đai…
Trong 10 chỉ số thành phần của PCI, Chỉ số Tiếp cận đất đai được xem là chỉ số quan trọng, thể hiện việc tiếp cận đất đai dễ hay không cũng như tính ổn định trong quá trình sử dụng đất, năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư của tỉnh. Xác định rõ điều đó, năm 2024, bên cạnh mục tiêu duy trì, tiếp tục nâng cao thứ hạng các chỉ tiêu đã đạt cao, Sở Tài nguyên và Môi trường phấn đấu cải thiện chất lượng các chỉ tiêu có điểm số, thứ hạng bị sụt giảm trong năm 2023. Theo đó, sở sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, quy trình nhằm rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp. Đồng thời, kiểm soát tình trạng nhũng nhiễu của công chức, viên chức trong thực hiện các TTHC về đất đai; thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC liên quan đến đất đai bảo đảm đúng quy định, đúng hẹn, không để hồ sơ tồn đọng, kéo dài; thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích và qua cổng dịch vụ công trực tuyến; công khai, minh bạch thông tin về giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất; thường xuyên cập nhật, bổ sung kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thị xã, thành phố để giới thiệu, xúc tiến thu hút đầu tư; tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các quy trình đối với thủ tục thuê đất, đấu giá đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh…
Kể từ mùa xuân năm 2009, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được phục dựng tại khu ruộng cách đây hơn một nghìn năm vua Lê Đại Hành đã thực hiện nghi lễ cày Tịch điền đầu Xuân, nhằm khuyến khích nông tang, cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Cũng từ năm 2009 đến nay Hội thi vẽ trang trí trâu được duy trì tổ chức,trở thành một hoạt động độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc tại Lễ hội Tịch điền hằng năm.
Chiều 3/2, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức hội nghị đánh giá tình hình tổ chức Tết Nguyên đán Ất Tỵ, triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.
Sáng 3/2, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, Công đoàn các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh tổ chức đoàn thăm, tặng quà, chúc Tết, động viên người lao động tại Công ty TNHH JY Plasteel Vina, Công ty TNHH Kangyin Electronic Technology (KCN Châu Sơn, TP Phủ Lý).
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.