Cụ thể, Bộ LĐTBXH đề xuất hoán đổi ngày làm việc từ thứ sáu (ngày 2/5/2025) sang thứ bảy (ngày 26/4/2025). Như vậy, dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2025, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ tư ngày 30/4/2025 đến hết chủ nhật ngày 4/5/2025 (làm bù vào thứ bảy ngày 26/4/2025).
Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ trên phải bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân. Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ bảy, chủ nhật hàng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, đúng quy định của pháp luật.
Việc bố trí hoán đổi ngày làm việc bình thường và làm bù sang ngày khác vừa giúp bảo đảm cho công chức, viên chức có dịp nghỉ lễ hài hoà vừa giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, việc hoán đối này cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của công chức, viên chức.
Trong khi đó, với lịch nghỉ dịp Quốc khánh năm 2025, Bộ LĐTBXH đề xuất 2 phương án:
Phương án 1: Nghỉ 2 ngày theo quy định, trong đó, nghỉ ngày 2/9 và 1 ngày liền kề trước ngày 2/9. Công chức, viên chức nghỉ từ thứ bảy ngày 30/8/2025 đến hết thứ ba ngày 2/9/2025. Như vậy, với phương án này, dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm 2025, công chức, viên chức sẽ được nghỉ 4 ngày (bao gồm 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh và 2 ngày nghỉ hằng tuần).
Phương án 2: Nghỉ 2 ngày theo quy định; trong đó, nghỉ ngày 2/9 và 1 ngày liền kề sau ngày 2/9.
Công chức, viên chức nghỉ lễ Quốc khánh năm 2025 từ thứ ba ngày 2/9/2025 đến hết thứ tư ngày 3/9/2025. Như vậy, với phương án này dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm 2025 công chức, viên chức sẽ được nghỉ 2 ngày.
Trong 2 phương án, Bộ LĐTBXH đề xuất dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm 2025 theo phương án 1. Lý do phương án 1 giúp công chức, viên chức có khoảng thời gian nghỉ liên tục 4 ngày, dài hơn so với phương án 2. Việc nghỉ dài hơn giúp công chức, viên chức có thời gian tái tạo sức lao động, cũng như giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh hiện có hơn 46.000 hội viên, sinh hoạt ở 166 tổ chức cơ sở hội, 721 chi hội. Ngoài ra, toàn tỉnh đã vận động được gần 30.000 cựu quân nhân tham gia sinh hoạt tại 731 câu lạc bộ, ban liên lạc ở các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng đông đảo, có uy tín, tâm huyết, gương mẫu trong tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua; xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.
Những đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được kế thừa từ hàng nghìn năm của dân tộc. Việt Nam có “mặt tiền” trông ra Biển Đông, là nơi dừng chân qua lại giữa hai đại dương lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vừa có điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu các nền văn minh trên thế giới, nhưng cũng là tâm điểm “nhòm ngó” của các thế lực bành trướng, xâm lược. Do trải qua nhiều thế kỷ chống kẻ thù xâm lược nên người Việt đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh giặc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.