Những ngày đầu tháng 9, cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc. Cơn bão đi qua, để lại cảnh hoang tàn, đổ nát khắp nơi. Cây gãy đổ ngổn ngang; nhà sập, tốc mái, vỡ cửa kính; lúa mùa, hoa màu đổ ngập trong nước... Sau bão, mưa lớn, nước lũ trên các sông lên nhanh gây ngập lụt diện rộng ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nam... Đau lòng hơn, lũ quét và sạt lở đất đã cướp đi mạng sống của nhiều người dân, nhiều người bị mất tích...
Tối đến, mọi người trong gia đình tôi đang ngồi xem chương trình thời sự đưa tin về tình hình bão lũ, nhìn cảnh mưa lớn, nước lũ chảy cuồn cuộn đục ngầu; cầu gãy; tàu trôi; nhà cửa, đường sá chìm trong biển nước; nhiều người dân phải trèo lên nóc nhà ngồi chờ cứu hộ, viện trợ... đứa cháu nhỏ năm nay mới lên lớp 3 bỗng nói: Mưa ơi! Đừng rơi nữa... Nghe cháu nói vậy, mọi người trong gia đình đều lặng đi. Bà gọi cháu lại gần, ôm vào lòng rưng rưng: Đúng rồi, bão đã tan, mong trời đừng mưa nữa...
Mưa, bão, lũ gây hậu quả nặng nề, những ngày này, người dân cả nước đều quan tâm, dành tình yêu thương hướng về người dân các tỉnh đang chịu cảnh mưa lũ, nước ngập nhà cửa, khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Nhà có người thân, bạn bè... ở các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ... liên tục gọi điện hỏi thăm, cập nhật tình hình, động viên khích lệ mọi người nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua mưa lũ. Với tinh thần thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ; người có nhiều góp nhiều, người có ít góp ít... nhiều đoàn cứu trợ đã nối nhau hướng về các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc mong hỗ trợ, giúp đỡ được phần nào cho người dân trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Có thể khẳng định, càng trong gian khó, tình người, tình yêu thương càng được sẻ chia và lan tỏa. Tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc càng được phát huy.
Người dân cả nước đang sát cánh cùng người dân các tỉnh miền Bắc vượt lên khó khăn, nỗ lực chống lũ, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. Trời vẫn mưa, nước lũ các sông tiếp tục lên nhanh, chảy xiết gây khó khăn cho công tác cứu trợ, khắc phục hậu quả. Lòng người đều mong, trời đừng mưa nữa, nước lũ xuống dần, người dân sớm thoát cảnh ngập lụt; tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhanh chóng khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra để cuộc sống trở về yên bình như trước...
Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh hiện có hơn 46.000 hội viên, sinh hoạt ở 166 tổ chức cơ sở hội, 721 chi hội. Ngoài ra, toàn tỉnh đã vận động được gần 30.000 cựu quân nhân tham gia sinh hoạt tại 731 câu lạc bộ, ban liên lạc ở các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng đông đảo, có uy tín, tâm huyết, gương mẫu trong tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua; xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.
Những đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được kế thừa từ hàng nghìn năm của dân tộc. Việt Nam có “mặt tiền” trông ra Biển Đông, là nơi dừng chân qua lại giữa hai đại dương lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vừa có điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu các nền văn minh trên thế giới, nhưng cũng là tâm điểm “nhòm ngó” của các thế lực bành trướng, xâm lược. Do trải qua nhiều thế kỷ chống kẻ thù xâm lược nên người Việt đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh giặc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.