Để ứng phó với tình hình mưa lũ sau bão số 3, UBND huyện đã ban hành công điện và các văn bản chỉ đạo, tổ chức hội nghị họp ban chỉ đạo, thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống mưa úng sau bão tại các xã, thị trấn. Phân công trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc chế độ thường trực, trực ban; phân công cụ thể lực lượng trực phòng, chống mưa lũ theo quy định; kịp thời thông tin, báo cáo tình hình mưa bão, lũ và sự cố, thiệt hại. Chỉ đạo Trung tâm văn hoá - Thông tin và Thể thao huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn phát tin cảnh báo để nhân dân phòng tránh, nhất là trong điều kiện ban đêm.
Về tình hình sản xuất nông nghiệp: Diện tích lúa mùa 2024 của huyện có 3.683,1 ha; cây rau màu các loại 284,3 ha. Hiện nay, diện tích lúa trên địa bàn huyện đang chắc xanh đến chín, diện tích đã thu hoạch khoảng 400 ha. Do ảnh hưởng của bão số 3, diện tích lúa đổ 890 ha; 33 ha cây màu bị dập, nát. Ảnh hưởng của mưa lũ sau bão số 3 có 175 ha lúa bị đổ, ngập úng (trong đó có 105 ha lúa đổ, 70 ha lúa ngập); khoảng 5 ha cây màu bị dập nát, ngập úng. Lúa đổ rạp đã được thu hoạch và dựng lại, tổng khoảng 90% (tương đương 940 ha).
Sau bão số 3, khoảng 500 cây công trình, cây ăn quả bị đổ, gãy đã được dọn dẹp, dựng lại. Hệ thống điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt đã được khắc phục để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Về an toàn công trình thủy lợi, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương khắc phục sự cố bằng nhiều hình thức, như: bơm tát, dùng bao tải đất, cát nâng cao mặt đê... Tuy nhiên, do nước sông lên cao, đê bối của các xã Liên Sơn, Tân Sơn, Ngọc Sơn, Tượng Lĩnh đã bị tràn bờ; một số trạm bơm tiêu, như: Giáp Ba, Hoàng Tây, Kim Bình, Tân Sơn, Đanh Xuyên… hiện nay không thể bơm tiêu được do mực nước sông Đáy, sông Nhuệ lên quá cao.
Hiện tại, các xã, thị trấn trong huyện đang tiếp tục kiểm tra, rà soát, tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ sơ tán người ở vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ, ngập lụt bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân. Hiện đã di dời 157 hộ dân, 398 người ở các vùng trũng thấp, có nguy cơ cao ảnh hưởng của mưa úng đến nơi an toàn để tránh trú; 222 hộ có nguy cơ ảnh hưởng của mưa úng đã được hỗ trợ kê cao tài sản, di chuyển vật nuôi đến nơi an toàn. Đã di dời khoảng hơn 1.000 con gia súc, gia cầm, cùng một số tài sản (lúa, đồ dùng sinh hoạt)... Thực hiện hoành triệt 7 cống qua đê có nguy cơ mất an toàn, trong đó xã Thanh Sơn đang thực hiện hoành triệt toàn bộ các vị trí tiêu thoát nước sinh hoạt của các khu dân cư dọc bờ sông Đáy.
Chiều 3/4, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng do Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Hà Nam về tình hình thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Trần Xuân Dưỡng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Xây dựng.
Quý I/2025, tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nam duy trì ổn định và có bước phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 10,54%. Hoạt động xuất nhập khẩu tăng khá; thu hút đầu tư tăng; các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch đạt kết quả tích cực.
Sáng 3/4, Bộ CHQS tỉnh tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm nhiệm vụ huấn luyện, xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật quý I năm 2025. Đại tá Trịnh Hồng Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí Thủ trưởng Bộ CHQS tỉnh; các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.