Bên cạnh đó, tình trạng thanh, thiếu niên (TTN) vi phạm Luật Giao thông đường bộ cũng có xu hướng gia tăng, trong đó chủ yếu là hành vi điều khiển phương tiện khi chưa đủ tuổi, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định...; xuất hiện nhiều nhóm TTN tụ tập thành từng nhóm từ 10-20 đối tượng điều khiển xe mô tô dàn hàng ngang, phóng nhanh vượt ẩu, mang theo hung khí tìm những nhóm TTN khác để giải quyết mâu thuẫn với tính chất manh động, liều lĩnh, gây mất ANTT. Từ năm 2022 đến nay, các đơn vị chức năng của Công an tỉnh đã tiếp nhận, xử lý 18 vụ, 217 đối tượng TTN vi phạm, tụ tập thành nhóm đông gây rối TTCC; khởi tố 14 vụ, 126 đối tượng. Trong số nhóm đối tượng tụ tập gây rối TTCC, nhiều em còn đang độ tuổi học sinh nhưng thiếu sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình hoặc do bố mẹ nuông chiều, giáo dục không phù hợp, dẫn đến ăn chơi lêu lổng, bị bạn bè lợi dụng rủ rê, lôi kéo tham gia thực hiện hành vi VPPL.
Cùng với đó, tình trạng trẻ vị thành niên VPPL gia tăng còn có một phần nguyên nhân từ việc giáo dục kiến thức pháp luật cũng như giáo dục trẻ về những kỹ năng nhận diện hành vi sống chuẩn mực theo pháp luật tại nhiều nhà trường chưa được coi trọng đúng mức. Một số nhà trường chưa có giải pháp hiệu quả và sự quan tâm đúng mức trong quản lý giáo dục, giúp đỡ đối với những học sinh cá biệt. Sự phối hợp trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường còn thiếu chặt chẽ; chưa có nhiều hoạt động sinh hoạt giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đáng chú ý, trong thời buổi bùng nổ thông tin hiện nay, không ít TTN bị ảnh hưởng bởi “thế giới ảo” thông qua tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội zalo, facebook, TikTok, game bạo lực…, dẫn tới mất phương hướng, lệch lạc trong suy nghĩ, lối sống.
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trẻ vị thành niên VPPL cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, gia đình, xã hội. Theo đó, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tăng cường quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, nâng cao tính chủ động, kịp thời trong phòng ngừa, ngăn chặn hành vi VPPL của TTN theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Với mỗi hộ dân, cần củng cố nền tảng gia đình vững chắc, thực sự là “pháo đài” bảo vệ những giá trị đạo đức, tinh thần, nhân cách của từng thành viên, nhất là với người trẻ tuổi.
Về phía các nhà trường, cần nghiên cứu, lựa chọn tổ chức hình thức giáo dục, quản lý phù hợp, khoa học, chặt chẽ đối với học sinh, nâng cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên trong giáo dục học sinh; phối hợp chặt chẽ hơn nữa với gia đình và lực lượng chức năng trong trao đổi thông tin cũng như quản lý, giáo dục, hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn kịp thời hành vi VPPL. Các ban, ngành, đoàn thể, nhất là các cấp bộ Đoàn thanh niên cần phát huy vai trò nòng cốt, đổi mới hình thức hoạt động tạo ra những sân chơi lành mạnh, tích cực, tập hợp, thu hút TTN tham gia hoạt động tập thể. Thường xuyên tổ chức những chương trình đối thoại, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các cuộc thi, phong trào thi đua tới từng gia đình, nhà trường nhằm tạo hiệu ứng tích cực trong quản lý, giáo dục học sinh.
Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng các mô hình quản lý, giáo dục người chưa thành niên VPPL ở cộng đồng; quản lý, cảm hóa người chưa thành niên có quá khứ VPPL ngay tại mỗi địa bàn dân cư. Lực lượng công an từ tỉnh đến cơ sở, cần chủ động nắm chắc tình hình, thực trạng VPPL trong lứa tuổi vị thành niên, làm tốt công tác nắm địa bàn, rà soát, lập danh sách số TTN hư, bỏ học, nghiện game, sống lang thang, có biểu hiện ý định tụ tập… để lựa chọn áp dụng biện pháp quản lý, giáo dục, phòng ngừa vi phạm. Đồng thời, tập trung lực lượng tấn công, truy quét tội phạm hình sự; kịp thời điều tra khám phá nhanh các vụ án, xử lý nghiêm trước pháp luật để giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung, hạn chế thấp nhất những hành vi VPPL do lứa tuổi vị thành niên gây ra.
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở Nông nghiệp và Tài nguyên) vừa tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu nước mặt tại 3 vị trí gồm: cống Nhật Tựu, cầu Ba Đa, cầu Phủ Lý. Kết quả phân tích cho thấy nước sông Nhuệ tại cống Nhật Tựu có chất lượng nước rất xấu, có thể gây ảnh hưởng lớn tới cá và các sinh vật sống trong môi trường nước do nồng độ oxy hòa tan thấp, nồng độ chất ô nhiễm cao.
Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 15/4, tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Nam gồm các đồng chí: Phạm Hùng Thắng, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Văn Khải, Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tiếp xúc cử tri xã Hoàng Tây (thị xã Kim Bảng). Cùng dự hội nghị tiếp xúc cử tri có Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ngành của tỉnh; cấp ủy, chính quyền thị xã Kim Bảng và xã Hoàng Tây.
Ngày 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.