Tay vợt bóng bàn số 1 thế giới Wang Chuqin tiết lộ nguyên nhân bị loại sớm ở Olympic Paris

Quốc tế 06:08 01/08/2024 Theo Báo Tin Tức
Ngày 31/7, Wang Chuqin, tay vợt có xếp hạng số 1 thế giới, thua đối thủ xếp hạng 26 thế giới là Truls Moregard tại vòng 2 Olympic Paris 2024 ở nội dung đơn nam bóng bàn với tỉ số 2-4. Trước đó ngày 30/7, Wang Chuqin vô địch nội dung đôi nam nữ ở Olympic 2024 nhưng khi anh đang ăn mừng, 1 phóng viên tác nghiệp gần đó đã vô tình giẫm gãy vợt của Wang.

Tay vợt Wang Chuqin của Trung Quốc thi đấu ở vòng 1/32 nội dung bóng bàn đơn nam gặp Truls Moregard (Thụy Điển) tại Olympic Paris 2024, ở Paris, Pháp, ngày 31/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Khi Wang thua Truls Moregard, nhiều cổ động viên (CĐV) tin rằng lý do tay vợt của Trung Quốc thất bại là phải dùng cây vợt phụ. Tuy nhiên mới đây, Wang đã phủ nhận điều đó.

Wang Chuqin cho biết: "Vụ gãy vợt chính không phải là nguyên nhân dẫn đến trận thua ở nội dung đơn nam. Cả hai vợt đều là vợt của riêng tôi và cảm giác khi sử dụng cũng giống nhau. Tôi nghĩ nguyên nhân thất bại là do tôi đã gặp rất nhiều vấn đề và mắc rất nhiều sai lầm".

Wang Chuqin thua 10-12 và 7-11 ở 2 set đầu, tuy nhiên sau đó anh thắng 2 set sau. Mặc dù vậy, Truls Moregard đã thắng 2 set 5 và 6, qua đó giành chiến thắng chung cuộc. Wang Chuqin nói tiếp: "Chủ yếu là do tôi chơi không tốt. Tôi đã có cơ hội thắng ở set đầu tiên cũng như kết thúc trận đấu ở set thứ 5, nhưng tôi đã không nắm bắt được cơ hội. Moregaard xứng đáng với chiến thắng này."

Theo thống kê của diễn đàn Hupu, trong quá khứ, Wang Chuqin thắng Truls Moregard trong cả 8 lần đối đầu và chỉ thua 3 set. Wang đã vô địch nhiều giải đấu, trong đó có chức vô địch ITTF World Tour 2019. Đầu năm nay, Wang vô địch WTT Finals sau khi thắng người đồng hương Fan Zhendong. Theo chia sẻ của các CĐV Trung Quốc trên diễn đàn Hupu, cây vợt mà Wang Chuqin sử dụng là loại vợt DHS Q968. Phiên bản thị trường của chiếc vợt này có giá trị từ 3.000 đến 4.000 Nhân dân tệ trên thị trường (gần 14 triệu đồng). Phiên bản tùy chỉnh của nhà sản xuất cho các vận động viên sử dụng thậm chí còn đắt hơn và khó tìm hơn.

Trong trường hợp bình thường, các vận động viên bóng bàn quốc gia sẽ có 1 hoặc 2 cây vợt để phòng trường hợp khẩn cấp ở các giải đấu lớn. Bởi vì việc tập luyện và thi đấu với cường độ cao của các vận động viên đội tuyển quốc gia gây ra sự hao mòn nghiêm trọng ở cây vợt nên hầu hết các vận động viên đều sửa chữa hoặc thay mới từ 6 tháng đến 1 năm để đảm bảo vợt luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất.

Zhang Jike, cựu vận động viên bóng bàn Trung Quốc, từng nói trong cuộc phỏng vấn rằng mặc dù mọi cây vợt trông giống hệt nhau nhưng cây vợt của anh ấy là loại cầm thoải mái nhất, bao gồm độ cong, độ dày, trọng lượng… những gì phù hợp nhất với bản thân. Zhang cũng tiết lộ anh đã dùng 1 cây vợt tới 7-8 năm ở các giải đấu.

Trong các cuộc thi đấu thông thường, không có chuyên gia nào giữ vợt cho vận động viên. Trọng tài sẽ chỉ kiểm tra xem vợt có đáp ứng yêu cầu thi đấu hay không trước khi trận đấu bắt đầu. Trong thời gian tạm dừng hoặc nghỉ của trận đấu, vận động viên phải đặt vợt xuống bàn để đảm bảo tính công bằng. Sau trận đấu, vận động viên sẽ làm sạch vợt và cho vào túi để bảo quản.

Hầu hết các loại vợt được các vận động viên đội tuyển Trung Quốc sử dụng đều được nhà sản xuất điều chỉnh riêng. Cho dù đó là vợt chính hay vợt dự phòng, hiệu suất đều rất giống nhau. Nhưng đối với các vận động viên đội tuyển quốc gia, trọng lượng, mức độ quen tay... của vợt chính và phụ là khác.

Mặt vợt phụ ít sử dụng được cho là sẽ trở nên cứng hơn, kém đàn hồi so với vợt chính. Bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thi đấu của vận động viên như lực đánh, độ xoáy và chuyển động của quả bóng. Ngoài ra, việc thay vợt cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của vận động viên.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội Cựu chiến binh tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân

Đoàn - Hội  |  10:36 01/12/2024

Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh hiện có hơn 46.000 hội viên, sinh hoạt ở 166 tổ chức cơ sở hội, 721 chi hội. Ngoài ra, toàn tỉnh đã vận động được gần 30.000 cựu quân nhân tham gia sinh hoạt tại 731 câu lạc bộ, ban liên lạc ở các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng đông đảo, có uy tín, tâm huyết, gương mẫu trong tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua; xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.

Độc đáo công nghệ quân sự Việt Nam - bài học về xây dựng Quân đội tiến lên hiện đại-Bài 2: Kế thừa truyền thống công nghệ quân sự của dân tộc

Quốc phòng  |  05:55 01/12/2024

Những đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được kế thừa từ hàng nghìn năm của dân tộc. Việt Nam có “mặt tiền” trông ra Biển Đông, là nơi dừng chân qua lại giữa hai đại dương lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vừa có điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu các nền văn minh trên thế giới, nhưng cũng là tâm điểm “nhòm ngó” của các thế lực bành trướng, xâm lược. Do trải qua nhiều thế kỷ chống kẻ thù xâm lược nên người Việt đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh giặc.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC