Đề xuất mức phí ôtô đi cao tốc do nhà nước đầu tư

Thông tin 06:43 11/07/2024 Theo Đoàn Loan/VnE
Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất mức phí 1.300-1.500 đồng/km đối với ôtô dưới 12 chỗ trên đường cao tốc đạt chuẩn do nhà nước đầu tư.

Cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về phí sử dụng đường bộ cao tốc. Đây là nghị định hướng dẫn Luật Đường bộ 2024 quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí đường bộ cao tốc.

Cơ quan soạn thảo đề xuất mức phí đối với các tuyến cao tốc được đầu tư đồng bộ theo quy chuẩn, đã có trạm dừng nghỉ, đường gom, hệ thống thu phí không dừng. Trên đường có 4 làn xe, mức phí thấp nhất là 1.300 đồng/km với xe nhóm 1 (xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn), cao nhất là 5.200 đồng/km với xe nhóm 5 (xe tải trên 18 tấn, container 40ft). Đường có 4 làn xe trở lên có mức phí thấp nhất là 1.500 đồng/km với xe nhóm 1, cao nhất là 6.000 đồng/km với xe nhóm 5.

Đường cao tốc chưa đạt tiêu chuẩn như chưa có trạm dừng nghỉ, đường gom... thì mức phí thấp hơn. Cụ thể, trên tuyến có 4 làn xe hạn chế mức phí thấp nhất là 900 đồng/km với xe nhóm 1, cao nhất là 3.600 đồng/km với xe nhóm 5. Đường cao tốc có 4 làn xe và làn dừng khẩn cấp liên tục, phí thấp nhất là 1.000 đồng/km, cao nhất là 4.000 đồng/km. Đường cao tốc có 4 làn xe trở lên, mức thấp nhất là 1.100 đồng/km, mức cao nhất là 4.400 đồng/km.

Cục Đường bộ Việt Nam ước tính với phương án như trên, số phí thu các tuyến đường cao tốc do nhà nước đầu tư có thể đạt 3.210 tỷ đồng mỗi năm, nộp ngân sách nhà nước là 2.850 tỷ đồng mỗi năm.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đoạn qua xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Việt Quốc

Ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Đường bộ Việt Nam, cho biết quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải là những tuyến cao tốc nào có chất lượng dịch vụ tương ứng với mức thu mới triển khai thu phí. Mức phí đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước và người dân. Nhà nước thu phí đường cao tốc không phải vì lợi nhuận mà nhằm mục đích phục vụ bảo trì và đầu tư phát triển các tuyến cao tốc mới. Mức thu được nghiên cứu thận trọng, tránh tác động quá lớn đến chỉ số CPI và chi phí logistics.

Theo ông Thái, tới đây các tuyến cao tốc đều đã được lắp đặt hệ thống giao thông thông minh (ITS), trong đó có hệ thống thu phí tự động không dừng. Vì vậy, cơ sở hạ tầng hiện nay không phải đầu tư trạm thu phí.

Cục Đường bộ đang tính toán hai hình thức thu phí. Thứ nhất là cơ quan quản lý tài sản là Cục Đường bộ tự tổ chức thu. Khi đó, nhà nước sẽ đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ thu phí trên nền tảng hệ thống thu phí tự động không dừng. Sau khi trừ đi chi phí tổ chức thu thì nộp ngân sách Nhà nước.

Hình thức thứ 2 là đấu thầu quản lý đường cao tốc theo hình thức hợp đồng kinh doanh - quản lý (O&M). Nhà đầu tư tư nhân sẽ đứng ra thu phí và quản lý bảo trì tuyến đường. Nhà nước bán quyền thu phí tuyến cao tốc và thu ngay được một khoản tiền. Phương án này có nhiều ưu điểm, song những tuyến cao tốc có lưu lượng thấp sẽ không hấp dẫn nhà đầu tư.

Hiện 12 dự án cao tốc do Nhà nước đầu tư đã đưa vào khai thác, có thể thu phí như Lào Cai - Kim Thành, Hà Nội - Thái Nguyên, TP.HCM - Trung Lương, Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Hòa Liên, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Luật Đường bộ mới được thông qua đã bổ sung nhiều quy định về quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ, trong đó có thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội Cựu chiến binh tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân

Đoàn - Hội  |  10:36 01/12/2024

Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh hiện có hơn 46.000 hội viên, sinh hoạt ở 166 tổ chức cơ sở hội, 721 chi hội. Ngoài ra, toàn tỉnh đã vận động được gần 30.000 cựu quân nhân tham gia sinh hoạt tại 731 câu lạc bộ, ban liên lạc ở các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng đông đảo, có uy tín, tâm huyết, gương mẫu trong tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua; xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.

Độc đáo công nghệ quân sự Việt Nam - bài học về xây dựng Quân đội tiến lên hiện đại-Bài 2: Kế thừa truyền thống công nghệ quân sự của dân tộc

Quốc phòng  |  05:55 01/12/2024

Những đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được kế thừa từ hàng nghìn năm của dân tộc. Việt Nam có “mặt tiền” trông ra Biển Đông, là nơi dừng chân qua lại giữa hai đại dương lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vừa có điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu các nền văn minh trên thế giới, nhưng cũng là tâm điểm “nhòm ngó” của các thế lực bành trướng, xâm lược. Do trải qua nhiều thế kỷ chống kẻ thù xâm lược nên người Việt đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh giặc.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC