Xin vắn tắt vì sao địch lại tấn công mục tiêu nơi ngã ba này dữ dội đến thế. Vì rằng, năm 1966 - năm thứ ba kể từ ngày không quân Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc và là năm thứ hai chúng thực hiện âm mưu tập trung hoả lực huỷ diệt các mục tiêu giao thông chiến lược phía Nam thủ đô Hà Nội. Nằm ở vị trí cận kề trung tâm tỉnh lỵ, cận kề các trục đường bộ, đường sắt, đường sông, vùng trọng điểm bờ bắc Châu Giang - Lam Hạ - Đình Tràng trở thành một mắt xích vô cùng hiểm yếu trong cánh cung các điểm phòng không quyết tử bảo vệ bầu trời phía Bắc thị xã Phủ Lý lúc đó.
Để làm thất bại âm mưu của địch, hoả lực pháo phòng không mặt đất từ các trận địa chốt thép Bắc sông Châu được ví như “những mũi lao thép” sẵn sàng chống trả máy bay Mỹ, bảo vệ vững chắc cầu, phà, đường, đảm bảo giao thông thông suốt, bảo vệ an toàn các điểm tập kết bí mật cho hàng trăm xe chở hàng, vũ khí chi viện chiến trường miền Nam. Đại đội dân quân phòng không xã Lam Hạ được thành lập gồm 87 người. Trong suốt 6 năm ròng chiến đấu (1965 - 1972), tại “Toạ độ thép bờ Bắc sông Châu”, các trận địa pháo phòng không Lam Hạ - Đình Tràng đã tham gia hàng trăm trận đánh lớn nhỏ. Một trong những trận đánh đáng nhớ nhất là trận đánh ngày 01/10/1966.
Mở đầu, phóng sự, nhà báo Hải Đường viết: “Tháng Bảy này, đồng chí, đồng bào cả nước bồi hồi tưởng nhớ mười cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh anh dũng tại Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) 40 năm trước. Nhưng có một khúc tráng ca nơi thành phố ven sông Châu, hẳn chưa nhiều người biết tới. Tại xã Lam Hạ, TP Phủ Lý (Hà Nam) cũng có mười nữ dân quân đã chiến đấu quên mình và ngã xuống trên mảnh đất quê hương.”
Có người nói mộc mạc rằng: Như vậy trong chiến tranh còn có một “Ngã ba Đồng Lộc nữa ở Hà Nam”. Có một sự ngẫu nhiên, đau đớn và bi tráng là cả ở Đồng Lộc và Lam Hạ đều có mười cô gái trẻ hy sinh. Chỉ có điều khác nhau ở chỗ, các nữ liệt sĩ ở Đồng Lộc là thanh niên xung phong, cùng hy sinh trong một trận đánh, còn các liệt sĩ ở Lam Hạ là nữ chiến sĩ dân quân, hy sinh ở ba trận đánh (cách nhau vài ngày).
Ở thời điểm năm 2008, tại khu vực trận địa năm xưa đã có một Nhà bia tưởng niệm được dựng lên. Và khi ấy tỉnh Hà Nam đã có văn bản đề nghị truy phong Anh hùng cho mười nữ liệt sĩ dân quân Lam Hạ.
Kể từ đó đến nay đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều báo chí nói về sự kiện “Đồng Lộc thứ hai” này. Khu trận địa pháo năm xưa nơi mười nữ dân quân hi sinh đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Địa phương cũng hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 “Khu Đền thờ liệt sĩ và Di tích lịch sử văn hóa Hà Nam”, vào năm 2016, kỷ niệm 50 năm ngày mười cô gái Lam Hạ cùng các chiến sĩ bộ đội pháo cao xạ đã anh dũng hy sinh.
Tôi còn nhớ, sau bài phóng sự trên Báo Nhân Dân, tháng 5/2009, Báo Tuổi trẻ đã cử nhóm phóng viên về Phủ Lý viết loạt bài điều tra sáu kỳ đăng trên báo này. Loạt bài có tên: “Mười cô gái Lam Hạ”. Đây là loạt bài công phu, tiếp tục cung cấp nhiều thông tin, tư liệu có giá trị. Nhiều nơi, các tổ cức xã hội, đoàn thể, người dân đã tổ chức quyên góp ủng hộ xây dựng Khu Đền thờ và Di tích lịch sử văn hóa Lam Hạ, và giúp đỡ các gia đình, thân nhân liệt sĩ.
Hồi âm sau loạt bài đăng trên Tuổi trẻ, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông Dân Việt Nam, từng là Bí thư Thành ủy Phủ Lý (nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương), xúc động viết bài: “Mười cô gái Lam Hạ: Lịch sử mãi còn tươi”. Bài báo khẳng định: “Chúng tôi đã trình đề nghị truy phong anh hùng cho mười nữ liệt sĩ dân quân Lam Hạ. Dự án đầu tư xây dựng công trình khu Đền thờ - Di tích lịch sử Lam Hạ cũng đã được thông qua. Công tác khảo sát, rà phá bom mìn đã được thực hiện và phát hiện nhiều kỷ vật liên quan đến đội nữ dân quân anh hùng này như mâm pháo cao xạ, bom chưa nổ... Chúng tôi sẽ khởi công xây dựng vào ngày 27/7/2009 để nhân dân Hà Nam có địa chỉ hành hương và đời đời tưởng nhớ các cô gái anh hùng đã hiến dâng máu xương vì Tổ quốc”.
Mới đây, có thông tin tử một Tạp chí điện tử có đăng bài “Từ một bài viết trên facebook và hành trình đề xuất tôn vinh 10 Liệt nữ dân quân Lam Hạ đã thành công bước đầu”, trong đó tác giả viết: “Chúng tôi đã cảm nhận như “phát hiện” ra một tư liệu độc đáo, với tính điển hình cao”! Tuy nhiên, với thực tế đã diễn ra, cần khẳng định rằng, câu chuyện 10 liệt sĩ dân quân Lam Hạ đã được báo Nhân Dân, báo Tuổi trẻ và hàng loạt báo khác viết bài cách đây hàng chục năm, từ đó đã được các ngành, các cấp đặc biệt biệt quan tâm và có những chỉ đạo kịp thời, tôn vinh, tri ân sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái Lam Hạ. Chưa bao giờ sự kiện này “gần như bị lãng quên”!
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở Nông nghiệp và Tài nguyên) vừa tiến hành lấy mẫu, phân tích mẫu nước mặt tại 3 vị trí gồm: cống Nhật Tựu, cầu Ba Đa, cầu Phủ Lý. Kết quả phân tích cho thấy nước sông Nhuệ tại cống Nhật Tựu có chất lượng nước rất xấu, có thể gây ảnh hưởng lớn tới cá và các sinh vật sống trong môi trường nước do nồng độ oxy hòa tan thấp, nồng độ chất ô nhiễm cao.
Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 15/4, tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Nam gồm các đồng chí: Phạm Hùng Thắng, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Văn Khải, Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tiếp xúc cử tri xã Hoàng Tây (thị xã Kim Bảng). Cùng dự hội nghị tiếp xúc cử tri có Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ngành của tỉnh; cấp ủy, chính quyền thị xã Kim Bảng và xã Hoàng Tây.
Ngày 15/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.