CTXH trường học đã có sức lan tỏa rộng rãi đến các trường học; khẳng định được vai trò thiết thực trong thực tiễn. Theo đó, các trường học đã phối hợp tốt với tổ chức đoàn, đội, giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế... làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH một cách phù hợp. Nhiều nhà trường đã thành lập các câu lạc bộ, tổ, nhóm làm CTXH với nòng cốt là đoàn viên, đội viên trong trường, lớp để trợ giúp, tạo điều kiện cho những học sinh hoàn cảnh đặc biệt được tham gia một cách bình đẳng hoạt động giáo dục tại trường học và cộng đồng; đồng thời, hướng dẫn đoàn viên, đội viên phát huy vai trò tự quản, chủ động, tích cực tham gia hoạt động CTXH trong trường học.
Để thực hiện tốt CTXH, thời gian qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục (CSGD) tăng cường phối hợp với cơ quan, ban, ngành, chính quyền địa phương và gia đình học sinh tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa, hạn chế nguy cơ người học rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật. Đồng thời, tổ chức hoạt động hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng cho học sinh sau can thiệp hoặc học sinh, giáo viên, phụ huynh có nhu cầu hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng và kết nối nguồn lực từ cộng đồng tham gia, phối hợp cùng các đơn vị trên địa bàn thúc đẩy hoạt động CTXH trong trường học. Từ cách làm này, trên địa bàn tỉnh, mỗi năm học, các nhà trường đã huy động được hàng trăm học sinh khuyết tật học hòa nhập. Các CSGD cũng đã tạo điều kiện để trẻ khuyết tật có cơ hội tiếp cận giáo dục, trong đó có đánh giá đối với trên tỉ lệ 60% học sinh đủ điều kiện.
Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hòa (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Liêm Tiết, thành phố Phủ Lý) cho biết: Nhà trường đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật, bảo đảm tất cả học sinh khuyết tật học hòa nhập được lập hồ sơ giáo dục cá nhân và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với khả năng, nhu cầu của từng cá nhân. Đồng thời, chủ động đánh giá mức độ khuyết tật của học sinh thuộc diện giáo dục hòa nhập để linh hoạt điều chỉnh hoạt động tổ chức dạy học và có phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật phù hợp, giúp học sinh có thêm cơ hội được học tập và tham gia vào những hoạt động tập thể của nhà trường… Cùng với đó, thường xuyên phối hợp với các nhà tài trợ triển khai CTXH, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật để các em có điều kiện học tập tốt hơn.
Có thể thấy, cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã rất chú trọng và quan tâm đẩy mạnh thực hiện CTXH trong nhà trường nhằm phát hiện sớm, giúp đỡ, hỗ trợ tâm lý cho học sinh, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện. Tùy theo điều kiện, mỗi trường có cách làm riêng, lựa chọn hoạt động phù hợp, có lợi cho học sinh để triển khai CTXH học đường. Theo đó, nhiều nhà trường thực hiện rà soát, nắm bắt thông tin hoàn cảnh gia đình học sinh để kịp thời phát hiện học sinh có nguy cơ bỏ học, học sinh hoàn cảnh khó khăn. Với những hoàn cảnh này, các nhà trường tập trung chỉ đạo giáo viên vận dụng những kiến thức về tâm lý, thường xuyên tiếp cận để trao đổi, định hướng, giúp đỡ, động viên các em tham gia hoạt động chung của trường, giúp học sinh xóa bỏ mặc cảm, hòa đồng với các bạn, qua đó triển khai hiệu quả CTXH, hỗ trợ học sinh tiếp tục học tập, không bỏ học giữa chừng, nỗ lực học tập.
Hiện nay, nhiều ban CTXH trường học đã chủ động cập nhật thường xuyên những thông tin giáo dục liên quan trên phương tiện thông tin đại chúng, nhất là chuyên mục xây dựng trường học hạnh phúc. Đồng thời, phối hợp với đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm tích cực tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh những nội dung về giáo dục, chăm sóc trẻ em. Đội ngũ giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trường học duy trì tiếp nhận thông báo và đánh giá ban đầu về nhu cầu hỗ trợ của người học, đánh giá toàn diện nhu cầu cần hỗ trợ của người học dựa trên mức độ và nguy cơ bị tổn hại, chỉ định phương án can thiệp, trợ giúp… Căn cứ kết quả xác minh và đánh giá nhu cầu của người học để có phương án can thiệp, trợ giúp phù hợp đối với người học theo hình thức hỗ trợ tại trường; can thiệp, trợ giúp tại cộng đồng khi người học bị xâm hại, bị bạo lực hoặc các vụ việc khác có mức độ phức tạp vượt quá khả năng can thiệp, hỗ trợ của nhà trường.
Trong công tác hỗ trợ phát triển, những giáo viên, nhân viên được phân công làm đầu mối tham mưu triển khai CTXH trường học có nhiệm vụ cập nhật, cung cấp thông tin về luật pháp, chính sách xã hội liên quan cho người học, giáo viên, nhân viên và phụ huynh, người giám hộ, giúp người học tiếp cận hệ thống trợ giúp xã hội. Đồng thời, tham mưu lãnh đạo nhà trường định hướng hình thành và phát triển các dịch vụ CTXH trong trường học đảm bảo phù hợp với nhu cầu của người học. Về phía các nhà trường, tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ người học có hoàn cảnh đặc biệt, đẩy mạnh hoạt động CTXH tại CSGD.
Cùng với hệ thống chính sách xã hội, những hoạt động cụ thể, thiết thực của CTXH đã hướng nhiều hơn tới đối tượng trẻ yếu thế trong mỗi CSGD, cùng chung tay mang tới cho các em điều kiện sống và học tập bình đẳng, cởi mở và thuận lợi hơn. Trên cơ sở nắm bắt tình hình về đời sống thực tế của nhóm trẻ, học sinh yếu thế, đã có rất nhiều nhà hảo tâm chủ động tìm đến các CSGD mong muốn thông qua hoạt động CTXH, kết nối với cộng đồng để tìm nguồn hỗ trợ cho các em. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ lên tới hàng trăm triệu đồng, các nhà tài trợ đã trao tặng hàng nghìn suất quà cho học sinh nghèo vượt khó, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Theo chia sẻ của lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Thanh Liêm, với tính nhân văn sâu sắc, những hoạt động này đã mang tới cho học sinh nghèo, học sinh yếu thế, hoàn cảnh khó khăn những món quà vật chất, tinh thần vô giá, là nguồn động viên giúp các em học sinh có thêm nghị lực, vững vàng, cố gắng hơn nữa, vượt qua những khó khăn của cuộc sống để đạt thành tích cao hơn trong học tập.
Từ kết quả hoạt động của tổ CTXH, đến nay, hầu hết các CSGD đều đã thành lập mô hình ghép “Tổ CTXH trường học và tư vấn tâm lý”. Các thành viên trong tổ bao gồm đại diện ban giám hiệu, tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm…, cùng phối hợp tìm hiểu thông tin cá nhân học sinh, chia học sinh thành các nhóm đối tượng phù hợp để thuận lợi trong công tác hỗ trợ, bảo vệ trước nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, vi phạm pháp luật, hạn chế tình trạng bỏ học. Hầu hết các nhà trường đều bố trí phòng tư vấn tâm lý, là nơi gặp gỡ, hỗ trợ, tư vấn cho học sinh có nhu cầu tư vấn những vấn đề về tâm lý.
Đánh giá hiệu quả CTXH và tư vấn tâm lý những năm qua trong các trường học cho thấy hoạt động này đã phần nào đáp ứng nhu cầu của học sinh, phụ huynh và xã hội. Theo đó, CTXH và tư vấn tâm lý giúp các trường học hoạt động theo đúng nhu cầu của học sinh; bảo đảm các phúc lợi xã hội, sức khỏe, tâm lý của học sinh, giúp học sinh chuyên tâm học tập, đạt kết quả tốt hơn. Với những nhà trường đã thực hiện kế hoạch triển khai chương trình CTXH đều tổ chức các buổi đối thoại học đường để lắng nghe và chia sẻ nguyện vọng cũng như góp ý, thảo luận đề ra giải pháp khả thi cho những vấn đề học sinh quan tâm. Cùng với đó, phối hợp tổ chức các buổi truyền thông phổ biến pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường và Luật Trợ giúp pháp lý. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông về hoạt động CTXH trong trường học qua nhiều kênh, phương tiện... nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động CTXH trong trường học, mang tới cho học sinh nghèo, trẻ yếu thế những điều kiện, cơ hội sống và học tập tốt hơn.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 15/1, đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã tới thăm, tặng quà Tết các gia đình chính sách trên địa bàn huyện Thanh Liêm; Trung tâm Nuôi dưỡng Thương bệnh binh nặng và Điều dưỡng người có công tỉnh; thăm, chúc Tết các gia đình, đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ. Cùng đi với đoàn có các đồng chí: Trần Thị Ngân, Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Trần Nguyễn Hiền Anh, TUV, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 15/1 đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh do đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, chúc Tết Trung tâm điều dưỡng Thương binh Duy Tiên, tặng quà hộ nghèo, chúc thọ người cao tuổi của thị xã Duy Tiên. Cùng đi có đồng chí Trịnh Hồng Phong, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; Thị ủy, UBND thị xã Duy Tiên; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.
Chiều 15/1, Đoàn Khối các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.