Để giành quyền đăng cai giải bóng đá nữ lớn nhất hành tinh, Brazil đã phải vượt qua sự hợp tác của ba quốc gia Bỉ, Đức và Hà Lan.
Với chiến thắng tại cuộc bình chọn trong Đại hội Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) lần thứ 74, quốc gia này lần đầu tiên trở thành chủ nhà của Vòng chung kết Giải bóng đá nữ vô địch thế giới 2027, và được kỳ vọng sẽ nối tiếp những thành công kỷ lục tại mùa giải 2023 do Australia và New Zealand đồng tổ chức.
Với kết quả này, Brazil sẽ trở thành quốc gia chủ nhà thứ 8 của Vòng chung kết Giải bóng đá nữ vô địch thế giới 2027 sau Trung Quốc (1991, 2007); Thụy Điển (1995); Mỹ (1999, 2003); Đức (2011); Canada (2015); Pháp (2019); Australia và New Zealand (2023).
Cũng tại Đại hội, các thành viên đã thông qua khung lịch thi đấu quốc tế đối với bóng đá nữ giai đoạn 2026-2029. Đây là kết quả của quá trình tham vấn được củng cố bằng nghiên cứu và phân tích sâu rộng với sự phối hợp của các liên đoàn và các bên liên quan khác.
Lịch thi đấu được thông qua tại Đại hội sẽ mang lại nhiều cơ hội nghỉ ngơi và phục hồi hơn cho các cầu thủ, với việc giảm số lượng khung thời gian dành cho các giải đấu/trận đấu giao hữu chính thức của các đội tuyển quốc gia từ 6 xuống còn 5, nhằm giảm sự gián đoạn đối với các giải đấu trong nước và giảm việc di chuyển.
Chủ tịch FIFA Gianni Infantino cho biết lịch thi đấu quốc tế dành cho nữ và những sửa đổi tiếp theo đối với các quy định đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cam kết nhằm đưa bóng đá nữ lên một tầm cao mới, bằng cách nâng cao khả năng cạnh tranh trên toàn thế giới, đặc biệt ở những khu vực nơi bóng đá nữ chưa phát triển và bảo vệ quyền lợi của các cầu thủ.
Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh hiện có hơn 46.000 hội viên, sinh hoạt ở 166 tổ chức cơ sở hội, 721 chi hội. Ngoài ra, toàn tỉnh đã vận động được gần 30.000 cựu quân nhân tham gia sinh hoạt tại 731 câu lạc bộ, ban liên lạc ở các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng đông đảo, có uy tín, tâm huyết, gương mẫu trong tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua; xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.
Những đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được kế thừa từ hàng nghìn năm của dân tộc. Việt Nam có “mặt tiền” trông ra Biển Đông, là nơi dừng chân qua lại giữa hai đại dương lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vừa có điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu các nền văn minh trên thế giới, nhưng cũng là tâm điểm “nhòm ngó” của các thế lực bành trướng, xâm lược. Do trải qua nhiều thế kỷ chống kẻ thù xâm lược nên người Việt đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh giặc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.